Bài viết này là một kho báu của sự khôn ngoan và cái nhìn sâu sắc trong suy nghĩ của Traders nổi tiếng trên thế giới. Chúng ta sẽ tìm hiểu và khám phá xem những Traders này nói gì và áp dụng nó như thế nào trong việc cải thiện giao dịch của mỗi cá nhân.
Bất kỳ lĩnh vực nào cũng phải học hỏi từ những người giỏi, người hướng dẫn, giáo viên, kèm theo đó là siêng năng học tập và tìm hiểu. Bạn phải nỗ lực để kết hợp những điều trên để thu thập càng nhiều kiến thức càng tốt trong lĩnh vực của bạn, vì đó chính là cách nhanh nhất để thành công, trong Trading hay bất cứ lĩnh vực nào khác.
Hy vọng rằng sau khi đọc bài này, bạn có thể áp dụng những suy nghĩ thông minh của họ trong việc Trading và cải thiện kết quả của bạn.

George Soros

George Soros có rất nhiều tiếng tăm trên toàn thế giới vào tháng 9 năm 1992, ông đã đầu tư 10 tỷ Đô-la chỉ vào 1 cuộc trao đổi tiền tệ “short sell” duy nhất vào bảng Anh. Và chỉ trong một ngày, ông đã đạt được lợi nhuận gần 2 tỷ Đô-la, mọi người gọi ông như là “người đàn ông đã phá vỡ Ngân hàng Anh”.

George Soros

"Thị trường liên tục trong tình trạng không thể xác định được, và tiền được tạo ra bằng cách giảm bớt những điều hiển nhiên cùng với việc đánh cược bất ngờ”
Thông thường, hầu hết các Trader trên thị trường trở nên gắn bó và bảo thủ với một quan niệm, một sự thiên vị mang tính chất cá nhân mà quên rằng nó luôn thay đổi. Bạn phải luôn sẵn sàng cho mọi thứ và là một Trader thích nghi nếu muốn kiếm tiền lâu dài. Ông đã chống lại đồng Bảng Anh khi cả thế giới đều vào “long buy”.
Nhìn vào hình bên dưới bạn có thể thấy khoảng khắc ông vào Sell tại năm 1992 và biến ông trở thành Trader nổi tiếng nhất thế giới

George Soros 1

Jesse Livermore

Livermore, tác giả của cuốn “Làm thế nào để giao dịch Cổ Phiếu” (1940), là một trong những Trader lớn nhất mọi thời đại. Vào thời điểm đỉnh cao năm 1929, Jesse Livermore đã giao dịch 100 triệu Đô-la, tương đương với 13 tỷ Đô-la hiện nay.

Jesse Livermore

“Chỉ giao dịch khi tất cả yếu tố của thị trường đều ủng hộ bạn, không ai có thể giao dịch bằng tất cả thời gian mà có thể thắng. Có những lúc bạn nên thoát ra khỏi thị trường, vì cảm xúc cũng như kinh tế”

Chúng ta cần giữ một phong thái giao dịch như một tay súng bắn tỉa chứ không phải một khẩu súng càn quét. Chỉ giao dịch khi và chỉ khi tất cả những yếu tố đều thuận lợi. Và bạn nên ngừng giao dịch khi bị chi phối bởi cảm xúc cũng như kinh tế.

Ed Seykota

Là người giao dịch theo xu hướng, Ed Seykota đã biến 5.000 Đô-la thành 15.000.000 Đô-la trong 12 năm. Vào đầu những năm 1970, Seykota được một công ty môi giới tuyển dụng làm chuyên gia phân tích và đã phát triển hệ thống giao dịch để quản lý tiền của khách hàng trên thị trường Futures.

Ed Seykota

“Theo quan niệm của tôi là: (1) xu hướng dài hạn, (2) mô hình giá hiện tại và (3) chọn điểm đẹp để vào lệnh mua hoặc bán. Đó là 3 thành phần chính trong một lệnh giao dịch của tôi”

Ed coi trọng việc giao dịch giao dịch theo xu hướng kết hợp với mô hình giá và Price Action để chọn một điểm đẹp để mua hoặc bán. Price Action là đủ để cho bạn phân tích thị trường, đừng phức tạp hóa bằng cách cố gắng phân tích mù quáng.

John Paulson

Paulson nổi tiếng khắp thế giới vào năm 2007 bằng cách “short sell” ở thị trường Mỹ. khi ông dự đoán khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn và đánh cược bằng cách hoán đổi nợ xấu. Công ty của Paulson đã thu lại được lợi nhuận và riêng ông kiếm được 4 tỷ Đô-la cho cú giao dịch này.

John Paulson

“Nhiều Trader đã sai lầm khi mua giá cao và bán giá thấp. Tuy nhiên điều ngược lại mới là chính xác”

Paul Tudor Jones

Paul Tudor Jones đã “short sell” vào sự kiện Black Monday và trở thành một trong những cú giao dịch nổi tiếng nhất thời đại. Paul Tudor Jones dự đoán chính xác vào năm 1986 dựa vào mô hình giá và thị trường đang trên một đà sụp đổ của lịch sử. Jones thu lại lợi nhuận gấp 3 lần số tiền của mình.

Paul Tudor Jones

“Đó là lần đầu tiên tôi phải học cách kỷ luật và quản lý rủi ro”

Điều Jones nói ở đây là một sai lầm to lớn trong việc quản lý rủi ro của một số Trader, họ cần phải giữ một cái đầu lạnh, chăm chỉ và luôn đưa ra những quyết định phải làm gì tiếp theo. Trong Trading, quản lý rủi ro là thứ quyết định số phận của bạn, vì vậy, cần phải tập trung bào nó sớm nếu bạn muốn thành công.

TAGS :


Bài Viết Ngẫu Nhiên