Xin chào tất cả các bạn, hôm nay chúng ta lại tiếp tục cùng nhau tìm hiểu về các dạng Mô Hình Nến Doji, Nến Spinnig Top và Mô Hình Nến Harami trong Series bài học về Mô Hình Nến. Được rồi chúng ta bắt đầu nào!

  • Mô Hình Nến Sao Mai (Morning Star), Sao Hôm (Shooting Star):

- Mô hình Nến Sao Mai thường xuất hiện cuối xu hướng giảm chuyển sang tăng. Nến đảo chiều có mức giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa của nến trước nó và nến tiếp theo nến đảo chiều có mức giá mở cửa cao hơn giá đóng cửa của nó (nến xác nhận). Nến đảo chiều này có thể là một nến Doji hoặc một nến con quay Spinning Top (màu nến không quan trọng).

image

 - Mô Hình Nến Sao Hôm thường xuất hiện cuối Xu Hướng tăng chuyển sang giảm. Nến đảo chiều mở cửa tại mức giá cao hơn giá đóng cửa của nến trước nó và nến theo sau nến đảo chiều mở cửa ở mức giá thấp hơn giá đóng cửa của nó (nến xác nhận). Nến đảo chiều có thể là nến Doji hoặc một nến con quay Spinning Stop (màu nến không quan trọng).

image

Cách Giao Dịch Với Mô Hình Sao Mai, Sao Hôm:

  1. Cách 1: Các bạn có thể đặt Limit ở khoảng giữa của nến xác nhận. Stop Loss đặt cách xa Mô Hình Nến này một chút (tính cả bóng nến). Take Profit các bạn đặt tại vùng Kháng Cự-Hổ Trợ gần nhất.
  2. Cách 2: Các bạn sẽ vào lệnh trực tiếp khi nến xác nhận đóng cửa. Tôi thường dùng cách này hơn, bởi vì theo khảo sát cho thấy khi thị trường xuất hiện khoảng Gap giá (thường xuất hiện khi giao phiên tuần), nếu nến xác nhận không thể lắp lại khoảng Gap này thì khả năng rất cao giá sẽ di chuyển theo hướng xa dần khu vực Gap. Các lệnh Limit trong trường hợp này không thật sự tối ưu, tôi không trông đợi nhiều vào một đợt giá Pull Back trong trường hợp này. Stop Loss và Take Profit các bạn đặt ở những vị trí như cách 1.

image

Hoặc

image

 Mô Hình Nến Harami: Harami là một Mô Hình có 2 nến bị che phủ bởi thân của một nến khác (cũng có vài trường hợp có nhiều hơn là 2 nến bị che phủ). Trong thị trường có Xu Hướng, Nến che phủ sẽ cùng hướng với Xu Hướng, các nến bị che phủ xuất hiện liền sau đókhác chiều với hướng của nến che phủ. Sự đảo chiều được xác nhận khi xuất hiện nến mở cửa trong vùng giá của nến che phủ nhưng đóng cửa bên ngoài vùng giá của nên che phủ (tất nhiên là phải ngược hướng với nên che phủ).

image

Cách Giao Dịch Với Mô Hình Nến Harami:

  1. Cách 1: Các bạn đặt lệnh Limit ngay mức giá mở cửa của nến che phủ. Và chờ giá Pull Back về lại mức giá này. Stop Loss đặt cách xa Mô Hình này một chút (tính cả bóng nến). Take Profit đặt tại vùng Kháng Cự-Hổ Trợ gần nhất.
  2. Cách 2: Các bạn sẽ vào lệnh trực tiếp ngay khi nến xác nhận (nến có giá đóng cửa bên ngoài vùng giá của nến che phủ) đóng cửa. Stop Loss và Take Profit đặt như cách 1.

- Cá nhân tôi cho rằng Mô Hình Nến Harami khá giống với Mô Hình Nến Engulfing. Khác nhau đôi chút ở chổ Mô Hình Nến Engulfing cho thấy lực nến rất mạnh, phe đối lập tham gia thị trường ồ ạt và áp đảo lại Xu Hướng hiện tại của thị trường. Còn Mô Hình Nến Harami thì lực nến yếu hơn đôi chút, những vẫn liên tục áp đảo được Xu Hướng hiện tại của thị trường, báo hiệu đảo chiều Xu Hướng là khá cao. Thế nên các lệnh Limit sẽ có cơ hội phát huy tính tối ưu của nó trong giao dịch với Mô Hình Nến Harami này.

image

Hoặc

image

Vậy là chúng ta đã cùng nhau đi hết bài học ngày hôm nay. Các bạn hãy tham khảo, nghiên cứu thật kĩ trước khi chúng ta bước qua bài học kết tiếp nhé! Ở bài học tiếp theo tôi xin giới thiệu đến các bạn thêm 2 Mô Hình Nến thường gặp nữa để kết thúc series bài học về Mô Hình Nến. Tất cả sẽ có trong Khóa Học Price Action || Bài 14: Mô Hình Nến (Phần IV).

TAGS :


Bài Viết Ngẫu Nhiên