Chào mừng tất cả các anh, chị em Trader, các nhà đầu tư. Hôm nay tôi xin được giới thiệu đến tất cả mọi người về một vài Mô Hình Giá thường gặp, cũng như cách để giao dịch hiệu quả với những Mô Hình Giá này.

Nhưng trước tiên tôi xin được nói sơ qua về khái niệm Mô Hình Giá là gì?

Khái Niệm:

Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu thì Mô Hình Giá được hình thành nên từ những con sóng. Những con sóng này di chuyển theo một trật tự nhất địnhtạo nên những mô hình có hình dạng đặc biệt mà thỉnh thoảng bạn vẫn nhìn thấy trên biểu đồ. Những dạng mô hình đặc biệt này đã được thống kê và cho ra một tỉ lệ win rate đáng nể, nghĩa là khi bạn giao dịch theo những qui tắc chuyên biệt của những Mô Hình Giá này sẽ giúp bạn nâng cao tỉ lệ chiến thắng hơn.

Giao dịch với các Mô Hình Giá cổ điển đòi hỏi Trader phải có nhiều kinh nghiệm thực tế. Vì những mô hình thực trên biểu đồ thường không đẹp và chính xác tuyệt đối nhưng những gì bạn học lý thuyết.
Đầu tiên, tôi xin được giới thiệu đến các một Mô Hình Giá rất quen thuộc, mô hình này thường xuyên xuất hiện và có độ chính xác rất cao. Các Trader chuyên nghiệp theo trường phái Mô Hình Giá cổ điển rất ưa thích giao dịch với mô hình này. Đó là Mô Hình Đầu và 2 Vai hay còn gọi là Vai - Đầu - Vai

Mô Hình Vai - Đầu - Vai (VDV)

Đây là Mô Hình Giá yêu thích của tôi, cũng như tôi đã nói với các bạn ở phía trên Mô Hình Giá này rất hay bắt gặp, tỉ lệ giao dịch có lợi nhuận đối với mô hình này cũng rất cao. Gọi là Vai- Đầu- Vai là bởi vì nhìn nó rất giống với hình ảnh chân dung của con người. Bao gồm vai phải, vai trái và đầu ở giữa.

image

Lưu ý:
- Đường Viền Cổ là 1 đường Neckline nối liền qua 2 Đáy ở giữa 2 vai và đầu (VDV thuận) hoặc nối qua 2 Đỉnh ở giữa 2 vai và đầu (VDV ngược)
- Mô Hình VDV được xác lập khi và chỉ khi đường giá Breakout qua khỏi Đường Viền Cổ và đóng cửa bên dưới (VDV thuận) hoặc bên trên (VDV ngược)

Cách Giao Dịch Với Mô Hình V-D-V:

  1. Cách 1: Các bạn sẽ vào lệnh trực tiếp khi có 1 cây nến bất kì nào Breakout đường viền cổ và đóng cửa bên ngoài (Khi đó mô hình VDV đã được xác lập). Stop Loss các bạn sẽ đặt cách xa đường viền cổ một chút. Take Profit thường sẽ bằng khoảng các từ Đầu đo thằng xuống chạm đường viền cổ, hoặc các bạn có thể đặt Take Profit ở vùng Kháng Cự-Hổ Trợ gần nhất.
  2. Cách 2: Các bạn có thể đặt lệnh Limit ngay sát đường viền cổ, khả năng cao là giá sẽ Pull Back lại đường viền cổ thêm lần nữa trước khi di chuyển ra xa mô hình.

image

Hoặc

image

Mô Hình Tam Giác

Các tam giác là mô hình tiếp diễn phổ biến nhất. Đây là mô hình cơ bản của phân tích kỹ thuật. Các tam giác được sử dụng rộng rãi và có những đặc điểm khá nổi bật. Chúng ta sẽ nghiên cứu ba loại tam giác: đối xứng, hướng lên và hướng xuống. Nhưng trước khi bắt đầu, chúng tôi lưu ý các bạn là những tam giác này có thể đồng thời được coi là các mô hình tiếp diễn và đảo chiều tùy theo vị trí mà nó xuất hiện ở đâu trên biểu đồ.

  • Dạng Mô Hình Tam Giác Đối Xứng: Tam giác đối xứng là sự kết hợp của các đỉnh và các đáy được nối với nhau bằng các đường Trendline hội tụ (các cạnh của mô hình tam giác), các đường này tạo thành một tam giác cân. Tam giác này nằm ngang, hoặc có thể hơi nghiêng một chút. 2 cạnh của tam giác đóng vai trò như mức Kháng Cự và Hổ Trợ.

image

  • Dạng Tam giác hướng lên: Tam giác hướng lên cũng tương tự như một tam giác đối xứng, nhưngđiểm khác là cạnh trên của nó (đường kháng cự) nằm ngang. Mô hình này cho thấy thị trường đang ở trong tình trạng Cầu lớn hơn Cung; vì vậy sẽ có một điểm phá vỡ ở trên cao.

image

  • Dạng Tam giác hướng xuống là nghịch đảo của mô hình tam giác hướng lên. Cạnh dưới của nó (đường hỗ trợ) nằm ngang. Sau khi mô hình tam giác hướng xuống được tạo thành, thị trường tiếp tục xu đi xuống. Sự tạo thành mô hình tam giác hướng xuống đáp ứng mọi điều kiện giống như đối với mô hình tam giác hướng lên.

image

Theo thống kê, mô hình tam giác vừa có thể là mô hình tiếp diễn vừa có thể là mô hình đảo chiều. Nếu một tam giác được hình thành ở cuối một xu hướng ngắn thì nó có thể là một mô hình đảo chiều. Quy mô của một mô hình so với diễn biến giá trước đó cũng khá quan trọng. Nếu một mô hình giá được hình thành trong một khoảng thời gian dài hơn diễn biến trước đó thì cơ hội đảo chiều là rất cao.

Cách Giao Dịch Với Mô Hình Tam Giác Đối Xứng:

  1. Cách 1: Các bạn sẽ vào lệnh trực tiếp khi có bất kì cây nến nào Breakout và đóng cửa bên ngoài Mô Hình Tam Giác. Stop Loss đặt ở dưới ngưỡng cản mạnh vừa bị phá (nếu bạn vào lệnh Buy) hoặc đặt trên ngưỡng đó (nếu bạn vào lệnh Sell). Take Profit bằng khoảng giá của đáy tam giác tính từ điểm phá vỡ.
  2. Cách 2: Các bạn sẽ đặt lệnh Limit khi giá đã Breakout và đóng cửa ngoài tam giác. Thông thường nếu cạnh tam giác nằm ngang, không quá dốc thì giá sẽ Pull Back lại ngưỡng cản vừa phá trước khi di chuyển theo hướng vừa phá vỡ. Stop Loss và Take Profit đặt ở vị trí như các 1.

image

Hoặc

image

Hôm nay tôi tạm thời kết thúc bài học về Mô Hình Giá tại đây với 2 Mô Hình Giá thường xuyên xuất hiện là Vai-Đầu-Vai và Tam Giác. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Mô Hình Giá khác ở bài học tiếp theo trong Khóa Học Price Action || Bài 16: Mô Hình Giá (Phần II).

TAGS :


Bài Viết Ngẫu Nhiên