Xin chào các bạn, hôm nay Azinvex xin chia sẻ với các bạn thêm 2 Mô Hình Giá thường gặp nữa để kết thúc series bài học về Mô Hình Giá. Được rồi chúng ta cùng nhau đi vào bai học nào!

Mô Hình Đỉnh Đôi/Đáy Đôi:

Mô hình giá này thường được tạo thành ở cuối Xu Hướngtính hiệu quả của nó khá cao trong rất nhiều trường hợp. Nó được tạo nên từ hai mức đỉnh hoặc hai mức đáy, những mức này gần như cùng nằm trên một đường giá (cùng trong một vùng Kháng Cự-Hổ Trợ). Sự tạo thành mô hình Đỉnh đôi cũng tương tự như sự tạo thành mô hình Đáy đôi.

Cách giao dịch với Mô Hình Đỉnh Đôi hoặc Đáy Đôi cũng gần giống cách giao dịch theo Xu Hướng. Bởi vì khi giá Breakout khỏi đường Neckline thì cũng đồng thời phá Đỉnh hoặc Đáy cũ để xác nhận Xu Hướng trước đó đã bị phá vỡ.

image

Cách Giao Dịch Với Mô Hình Đỉnh Đôi / Đáy Đôi:

  1. Cách 1: Các bạn có thể vào lệnh trực tiếp khi giá Breakout qua đường Neckline. Stop Loss các bạn sẽ đặt trên đường Neckline (đối vối Mô Hình Đỉnh Đôi) hoặc dưới đường Neckline (đối với Mô Hình Đáy Đôi). Take Profit thường sẽ bằng khoảng giá tính từ Đỉnh hoặc Đáy của Mô Hình đến đường Neckline.
  2. Cách 2: Các bạn sẽ đặt lệnh Limit ngay sát đường Neckline khi giá đã Breakout qua, và chờ đợi đợt Pull Back về lại khu vực vừa Breakout. Stop Loss và Take Profit đặt ở vị trí như Cách 1.
  3. Cách 3: Các bạn sẽ đặt lệnh Sell Stop phía dưới đường Neckline (đối với Mô Hình Đỉnh Đôi) hoặc Buy Stop (đối với Mô Hình Đáy Đôi), vì có vài trường hợp lực nến Breakout quá mạnh và không có đợt Pull Back nào xảy ra thế nên phương án này khá tối ưu. Stop Loss và Take Profit đặt như Cách 1. 

image

Hoặc

image

Mô Hình 3 Đỉnh/3 Đáy:

Về cơ bản thì Mô Hình 3 Đỉnh/3 Đáy cũng giống với Mô Hình 2 Đỉnh/2 Đáy. Nó chỉ khác ở chổ có thêm 1 Đỉnh/1 Đáy nữa mà thôi. Vậy tôi sẽ đi nhanh vào phần giao dịch luôn cho các bạn đỡ mất thời gian.

image

Cách Giao Dịch Mô Hình 3 Đỉnh/3 Đáy:

  1. Cách 1: Các bạn có thể vào lệnh trực tiếp khi giá Breakout qua đường Neckline. Stop Loss các bạn sẽ đặt trên đường Neckline (đối vối Mô Hình 3 Đỉnh) hoặc dưới đường Neckline (đối với Mô Hình 3 Đáy). Take Profit thường sẽ bằng khoảng giá tính từ Đỉnh giữ hoặc Đáy giữa của Mô Hình đến đường Neckline.
  2. Cách 2: Các bạn sẽ đặt lệnh Limit ngay sát đường Neckline khi giá đã Breakout qua, và chờ đợi đợt Pull Back về lại khu vực vừa Breakout. Stop Loss và Take Profit đặt ở vị trí như Cách 1.
  3. Cách 3: Các bạn sẽ đặt lệnh Sell Stop phía dưới đường Neckline (đối với Mô Hình 3 Đỉnh) hoặc Buy Stop (đối với Mô Hình3 Đáy), vì có vài trường hợp lực nến khi Breakout quá mạnh và không có đợt Pull Back nào xảy ra thế nên phương án này khá tối ưu. Stop Loss và Take Profit đặt như Cách 1.

image

Hoặc

image

Vậy là chúng ta đã cùng nhau đi hết series bài học về Mô Hình Giá trong Khóa Học Price Action của Azinvex. Azinvex xin gửi lời tri ân sâu sắc đến tất cả đọc giả đã đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian quan. Hi vọng với loạt bài về Price Action này sẽ phần nào giúp cho mọi người có một cái nhìn đa chiều hơn về thì trường, cũng như có thể giúp ích cho các anh, chị, các nhà đầu tư vẫn đang chưa có phương pháp giao dịch hiệu quả. Chúng tôi sẽ sớm quay lại với những bài học bổ ích khác !

TAGS :


Bài Viết Ngẫu Nhiên