Phân tích NZDJPY, D1, 11:40, 25-6-2018

Phân tích NZDJPY, D1, 11:40, 25-6-2018 by AZINVEX

Nhận xét và phân tích

  • Thị trường đang co cụm lại theo hướng mô hình tam giá hướng xuống
  • Giá hiện tại đang do dự tại cản Hỗ Trợ màu xanh dương trong ở 4 ngày của thị trường. Và cản Hỗ Trợ này đã được kiểm tra lần này là lần thứ 5.
  • Lần đầu tiên hình thành cản Hỗ Trợ vào ngày 12 - 4 - 2017
  • Lần thứ 2 hình thành kiểm tra cản Hỗ Trợ vào ngày 17 - 11 - 2017, cách lần đầu tiên tổng cộng là 219 ngày. Ở lần thứ 2 này, giá thực sự không thực sự “đâm sâu” vào vùng giá dù trước đó là một xu hướng giảm liên tục đến 7 ngày, bên cạnh đó là cây nến giảm trước khi “test” cản to đột biến có rất ít bóng dưới. Chứng tỏ ở lần thứ 2 phe bán không hy vọng quá nhiều đến việc phá vỡ mức giá này
  • Lần thứ 3 “test” cản thì vào ngày 23 - 3 - 2018, cách lần thứ 2 là 126 ngày, khoảng thời gian được thu hẹp lại gần phân nữa, chứng tỏ Phe Bán đang “nóng lòng” muốn phá gia ra khỏi mức Hỗ Trợ này lần nữa. Tuy nhiên vẫn không thành công
  • Lần thứ 4 “test” cản vào ngày 30 - 5 - 2018, cách lần thứ 3 chỉ còn 68 ngày, khoảng thời gian này lại một lần được thu hẹp còn phân nữa. Và đây mới là điều quan trọng hơn cả: “Giá đã phá rất mạnh mẽ đường Hỗ Trợ tuy nhiên lập tức bật lại ngay tạo thành hiện tượng False Breakout! Phe Mua không chịu thua và đấu tranh mãnh liệt với phe Bán
  • Và hiện tại là lần thứ 5, cách lần thứ 4 vỏn vẹn 27 ngày. Phe Bán đang “dồn toàn bộ sức lực để phá cản này. Cộng với mô hình tam giá đang co cụm giá lại theo hướng xuống chứng tỏ Phe Mua đang dần kiệt sức để đấu tranh.
  • Tuy nhiên, với tình hình Phe Mua như chúng ta thấy ở những đợt giá ở lần trước, rất khó để giá có thể phá một cách “trơn tru” và kịch bản có thể như sau
    • Thứ 1: Giá sẽ bật lên nhẹ trong 2 - 3 ngày tới theo tâm lý số đông của thị trường tại cản trước khi Phe Bán dành chiến thắng
    • Thứ 2: Giá sẽ “sập” trong hiện tại và tạo thành sóng (3). Sóng 2 sẽ là một đợt sóng cụt, nếu trường hợp 2 này xảy ra, cơ hội sóng (3) là sóng dài nhất sẽ rất lớn.
    • Thứ 3: Giá sẽ Breakout một đợt nhẹ và dừng lại tại mức giá của Fibonacci(1) tôi vẽ trên hình. Rồi thuận theo tâm lý thị trường chung, giá sẽ quay lại “retest” cản và tiếp tục đi xuống.

Kết Luận

Theo 3 kịch bản thì chúng ta có 3 lựa chọn:

  • Thứ 1: Buy ngắn hạn (1 - 2 ngày) → Rủi ro cao
  • Thứ 2: Chờ đợi Breakout đường màu xanh rồi vào Sell → An toàn hơn
  • Thứ 3: Chờ đợi Breakout + tín hiệu từ chối Pullback tại khoảng giá màu xanh rồi vào Sell → An toàn nhất
  • Take Profit và Stop Loss dựa theo các cản của Fibonacci và các cản do nến hình thành.


Bài Viết Ngẫu Nhiên