Đấu giá là một hình thức tuyệt vời để có thể bán được một mặt hàng cụ thể nào đó với giá tốt nhất. Điều này cũng dạy cho chúng ta biết được nhiều bài học trong việc giao dịch. Và trong thị trường Forex cũng thế, những cuộc đấu giá luôn “ngầm” diễn ra trong biểu đồ của bạn.
Nhiều người tự cho rằng sẽ có những Indicator giúp tìm ra được những vùng CungCầu. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta phải hiểu rõ những gì diễn ra phía sau hiện tượng cung cầu đó cũng như lý do thị trường di chuyển.
Tôi hy vọng rằng, với bài viết này bạn có thể hiểu được những khái niệm về CungCầu, và bạn có thể tìm được lợi nhuận ở thị trường này.
Đầu tiên, chúng ta hãy tìm hiểu qua về những định nghĩa cơ bản của CungCầu.
image

Định nghĩa

Nguồn Cung số tiền của một sản phẩm hoặc một mặt hàngngười bán muốn bán ở một mức giá cụ thể.
Nhu Cầu số tiền của một sản phẩm hoặc một mặt hàng người mua muốn mua ở một mức giá cụ thể.
Do đó, giá sẽ thay đổi theo Cung Cầu.
Tất nhiên là luôn luôn phải có người bánngười mua để thị trường hoạt động. Nhưng, số lượng sản phẩm mà người muốn mua và số lượng sản phẩm mà có thể bán dẫn đến việc đấu tranh giữa Cung Cầu.

Đấu giá

image Hãy hình dung một cuộc đấu giá xe hơi để có một ví dụ rõ ràng hơn về Cung Cầu, và chúng ta cố định nguồn cung là một chiếc siêu xe cần để bán:
- Rất nhiều người mua tiềm năng đang háo mức muốn có được chiếc siêu xe này.
- Nhưng trước khi bắt đầu, hãy nhớ rằng mỗi người mua đều sẵn sàng trả với những mức giá khác nhau. Một số người có giới hạn từ $60.000 đến $80.000. Trong khi đó cũng có một số người có thể có giới hạn khác cao hơn.
- Vì vậy, chiếc xe bắt đầu với giá khởi điểm là $50.000
- Điều xảy ra kế tiếp là mọi người cạnh tranh nhau để đẩy giá lên cao, với hy vọng sẽ là người cuối cùng dành chiến thắng trong cuộc đấu giá.
- Ban đầu, giá tăng nhanh $55.000, $60.000 rồi vụt lên đến $72.500 chỉ trong vài giây.
- Mỗi cá nhân đều đặt ra trước những mức giá tối đa của mình, một số người bỏ cuộc vì không muốn chi tiêu nhiều hơn mức giá tối đa họ có thể trả.
- Giá lại tiếp tục tăng cho đến đạt mức giá $150.000, khi đó không còn ai muốn mua nữa, điều này khiến cho người bán phải suy xét lại mức giá phù hợp
- Bây giờ, giá bắt đầu giảm, cho đến khi chỉ còn một người cuối cùng chịu mua, lúc này là thời điểm chiếc siêu xe được bán.
Vậy điều này có ảnh hưởng hay liên quan gì để hành động của giá (Price Action) trên biểu đồ của bạn?
Đúng, hãy nghĩ đến thị trường như một quá trình đấu giá giữ 2 bên. Giá cả đang đấu tranh lên và xuống tùy thuộc và lực của bên chiến ưu thế ở thời điểm đó (Cầu hoặc Cung)
Đây là cách hoạt động của thị trường
- Cầu lớn hơn Cung: Giá tăng
- Giá sẽ tiếp tục tăng cho đến khi không còn người muốn mua.
- Cung lớn hơn Cầu: Giá giảm
- Giá sẽ tiếp tục giảm cho đến khi không còn người muốn bán.
Do đó, cơ bản là những gì bạn thấy trên biểu đồ là sự mất cân bằng của cung cầu, bên trong là những cuộc chiến diễn ra giữa 2 bên và sẽ có một bên chiến thắng, một bên thua cuộc.
Vì vậy, khi phân tích biểu đồ của bạn, hãy nhớ bài học về cuộc đấu giá của chiếc siêu xe này. Người mua càng nhiều và quan tâm nhiều thì giá sẽ tăng. Nhưng nó sẽ giảm ngược lại nếu như không còn người hứng thú hoặc những người mua từ bỏ, giá của thị trường sẽ giảm xuống và lúc này người bán là người đưa ra quyết định.

TAGS :


Bài Viết Ngẫu Nhiên