Đồng tiền Iran tiếp tục giảm kỷ lục khi Mỹ ban hành các biện pháp trừng phạt

image

Thông tấn xã DUBAI - Đồng tiền của Iran đã đạt mức kỷ lục mới vào hôm Chủ Nhật, giảm hơn 100.000 đồng rial so với đồng Đô-la Mỹ sau nhiều đợt giằng co vào ngày 7 tháng 8 khi Washington quyết định tái ban hành những biện pháp trừng phạt kinh tế đầu tiên.

Vào tháng năm, Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận năm 2015 giữa các cường quốc thế giới và Tehran, theo đó các lệnh trừng phạt quốc tế đã được dỡ bỏ để đổi lấy việc Iran ngưng chương trình phát triển hạt nhân của nước này.

Washington đã quyết định tái ban hành những biện pháp trừng phạt sau khi rút khỏi thủa thuận, cáo buộc Iran gây ra mối đe dọa an ninh và tuyên bố với các nước phải tạm dừng nhập khẩu dầu của Iran từ ngày 4 tháng 11 hoặc đối mặt với các biện pháp tài chính của Mỹ.

Hôm Chủ nhật, đồng Rial giảm xuống còn 112.000 trên thị trường không chính thức, giảm từ khoảng 97.500 rials vào thứ bảy theo trang web ngoại hối Bonbast.com. Các trang web khác cho biết đồng Đô-la được quy đổi vào khoảng từ 108.500 đến 116.000 Rial.

Đồng Rial đã mất khoảng một nửa giá trị kể từ tháng tư do tình trạng kinh tế yếu kém, khó khăn tài chính tại các ngân hàng địa phương và nhu cầu đổi sang Đô-la rất lớn của những người Iran do lo sợ ảnh hưởng của lệnh trừng phạt.

Ngân hàng trung ương nước này đổ lỗi cho “thế lực thù địch” vì đã làm giá trị đồng tiền sa sút và giá vàng tăng lên nhanh chóng, bộ tư pháp cho biết có 29 người đã bị bắt và nhận mức án tử hình.

“Những tiến triển gần đây trên thị trường ngoại hối và thị trường vàng phần lớn là do âm mưu của thế lực thù địch với mục đích làm trầm trọng thêm các vấn đề kinh tế và gây lo lắng cho công chúng”, ngân hàng trung ương cho biết trong một tuyên bố trên truyền hình nhà nước.

Phát ngôn viên của bộ tư pháp, Gholamhossein Mohseni Ejei, phát biểu trên truyền hình nhà nước: “Có 29 kẻ đã bị bắt vì đã làm gián đoạn kinh tế và sẽ sớm được đưa ra xét xử... Sẽ còn bắt giữ nhiều đối tượng nữa trong tối nay và ngày mai.”

“Nhiều người trong số họ sẽ phải đối mặt với trách nhiệm “làm lây nạn tham nhũng trên thế giới”, Ejei đề cập đến một hành vi phạm tội theo luật Hồi giáo của Iran.

Bên cạnh sự sụt giảm tiền tệ, sự trở lại của các biện pháp trừng phạt theo dự kiến đã châm ngòi các cuộc biểu tình đường phố do các thương nhân truyền thống vốn trung thành với các nhà cai trị Hồi giáo và sự phản đối kịch liệt của công chúng về cáo buộc trục lợi và tham nhũng.

Hôm thứ bảy, Ejei cho biết 18 người đã bị bắt vì bị cáo buộc trục lợi từ các giao dịch ngoại hối và nhập khẩu xe ô tô cao cấp bất hợp pháp.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gọi thỏa thuận này là một trong những thỏa thuận tồi tệ nhất từng được đàm phán nhưng trong nỗ lực cứu vãn các hiệp ước, các đối tác châu Âu của Iran trong thỏa thuận này đang chuẩn bị một gói biện pháp kinh tế.

Tuy nhiên vào tháng này, Pháp cho biết khả năng các cường quốc châu Âu áp dụng gói biện pháp đó trước tháng 11 là rất thấp.

Vào ngày 7 tháng 8, Washington sẽ tái áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với việc Iran mua Đô-la Mỹ, giao dịch vàng và kim loại quý và các giao dịch với kim loại, than và phần mềm liên quan đến công nghiệp.

Các biện pháp trừng phạt cũng sẽ được áp dụng lại đối với hàng nhập khẩu như thảm, thực phẩm của Iran và các giao dịch tài chính liên quan.

Xuất khẩu dầu của Iran có thể giảm tới 2/3 vào năm nay do các biện pháp trừng phạt, căng thẳng thị trường dầu trong bối cảnh thiếu nguồn cung từ những nơi khác.

Bài Viết Ngẫu Nhiên