Biên bản cuộc họp của Ngân hàng Nhật Bản không tiết lộ điều gì mới
15:28 25/09/2018
Niềm vui trở lại, Dow Jones vọt hơn 400 điểm
09:46 26/10/2018
26/10: Đọc gì trước giờ giao dịch?
09:41 26/10/2018
Vietstock - Châu Á dễ bị tổn thương hơn Mỹ trong tình hình hiện tại?
Với việc bán tháo hiện tại trên thị trường chứng khoán (TTCK) toàn cầu được cho là sẽ tiếp tục thêm vài tuần nữa, châu Á có thể nổi lên như một người thua cuộc lớn hơn so với Mỹ, nếu xét theo các triển vọng kinh tế yếu hơn của khu vực này, một chuyên gia cho biết.
Đó là vì lãi suất của Mỹ đang tăng nhờ "một môi trường tăng trưởng nhìn chung đang cải thiện", Kathy Lien, giám đốc quản lý chiến lược FX của quỹ quản lý tài sản BK, nói với chương trình "Street Signs" của CNBC vào hôm thứ Năm.
Trong khi đó, tại châu Á, lãi suất đã được nâng lên ở một số quốc gia do "nhu cầu rất cần thiết " để bảo vệ đồng nội tệ tương ứng của họ trước một đồng USD mạnh, bà nói thêm.
"Châu Á hiện không ở trong một môi trường có xu hướng tăng trưởng tích cực nên áp lực sẽ càng trầm trọng hơn ở các thị trường mới nổi so với những thị trường của Mỹ", bà Lien, vốn cũng là một cộng tác viên của CNBC, cho biết.
"Thật không may, đây mới chỉ là sự khởi đầu. Tôi nghĩ rằng khi chúng ta nhận được những thay đổi tâm lý như thế này, chúng luôn kéo dài hơn những gì chúng ta muốn thấy và chúng ta có thể thấy việc bán tháo sẽ tiếp tục trong một thời gian nữa", bà nói thêm.
Các thị trường châu Á đã lao dốc vào sáng thứ Năm, theo sau những diễn biến của Phố Wall, bất chấp một số báo cáo lợi nhuận tích cực, do lo ngại cuộc chiến thuế quan sẽ làm giảm lợi nhuận kinh doanh trong năm 2019.
Thêm vào những tin xấu ở châu Á là việc Hàn Quốc đã không đạt được dự báo tăng trưởng trong quý 3 của họ. Từ tháng 7 đến tháng 9, nền kinh tế này chỉ tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái, dưới mức 2.2% theo kỳ vọng của các nhà phân tích được Reuters khảo sát ý kiến.
Nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Hàn Quốc đang bị đe dọa bởi sự giảm tốc của thương mại toàn cầu trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Hàn Quốc không phải là nền kinh tế châu Á duy nhất dựa vào thương mại, do đó sự tăng trưởng đáng thất vọng của quốc gia này được một số nhà phân tích xem là một phong vũ biểu cho triển vọng đang xấu đi trên toàn khu vực.
“Chúng ta phải để mắt tới khắp khu vực nếu xét đến sự yếu đi này. Đài Loan và Singapore cũng có một số đặc điểm kinh tế chung với Hàn Quốc, dù không phải là tất cả", Robert Carnell, chuyên gia kinh tế trưởng của ING và là người đứng đầu bộ phận nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương, đã viết trong một lưu ý vào hôm thứ Năm.
‘Sự bế tắc chính trị tích cực’
Triển vọng trở nên tồi tệ hơn đối với châu Á đến vào thời điểm một số nền kinh tế trong khu vực đang bị “loạng choạng” bởi những đợt rút vốn đầu tư gần đây khiến đồng tiền của họ giảm xuống mức thấp trong nhiều năm qua.
Tuy vậy, không phải tất cả hy vọng đều đã bị mất cho khu vực này, bà Lien cho biết, đồng thời nói thêm rằng nhiều nhà đầu tư đã không tập trung đủ vào "khả năng thay đổi" trong các cuộc bầu cử giữa kỳ sắp tới của Mỹ.
Trong trường hợp Đảng Dân chủ giành quyền kiểm soát Thượng viện, có thể sẽ có "sự bế tắc chính trị tích cực" mang lại lợi ích cho những đồng tiền châu Á và các thị trường trên khắp thế giới, bà nói.
"Ý tôi là nếu chúng ta có được một Chính phủ chia rẽ, Tổng thống Trump sẽ cần phải thay đổi các phát biểu về thương mại của ông để làm cho một số chính sách khác của ông được thông qua. Và tôi nghĩ rằng đó là điều mọi người đang hy vọng ... đây là những gì có thể thực sự mang lại sự ổn định cho các thị trường”, bà Lien cho hay.
Bài Viết Ngẫu Nhiên
Nhã Thanh (Theo CNBC)
22:21 24/04/2024
13:55 29/01/2019
08:02 28/01/2019
08:53 25/01/2019
08:05 24/01/2019
08:33 23/01/2019
Biên bản cuộc họp của Ngân hàng Nhật Bản không tiết lộ điều gì mới
15:28 25/09/2018
Niềm vui trở lại, Dow Jones vọt hơn 400 điểm
09:46 26/10/2018
26/10: Đọc gì trước giờ giao dịch?
09:41 26/10/2018