Card image

Khóa Học Forex Cơ Bản

Khóa học sóng elliot cơ bản

Bài 5 - THỜI GIAN GIAO DỊCH VÀ CÁC LOẠI BIỂU ĐỒ

Khoảng thời gian lý tưởng để giao dịch

Một trong những khía cạnh quan trọng trong Giao Dịch Ngoại Hối chính là biết thời điểm nào là tốt để giao dịch. Mặc dù Thị Trường Forex mở cửa 24 giờ một ngày, năm ngày một tuần, nhưng, không phải mỗi giờ hay mỗi phút là thời điểm tốt để giao dịch. Có những giờ khác nhau trong ngày và những ngày khác nhau trong tuần có khối lượng giao dịch lớn hơn các thời điểm khác, từ đó, thị trường sẽ biến động mạnh và là thời điểm tốt để tham gia.

Sự chồng chéo – giờ cao điểm

Thị trường Forex hoạt động mạnh mẽ khi có sự chồng chéo về thời gian của các phiên. Vào những thời điểm đó, khối lượng giao dịch của thị trường là rất lớn.
Khi có nhiều hơn một thị trường đang hoạt động, bạn có thể thấy sự biến động mạnh, có nghĩa là giá sẽ lên xuống nhiều hơn, mạng hơn và theo một hướng rõ ràng hơn. Trong khi đó, ngoài giờ cao điểm, sẽ có ít biến động về khối lượng giao dịch và giá ít biến động hơn, dẫn đến xu hướng thị trường đi ngang.

image

O - H - L - C

Để các Nhà Giao Dịch (Trader) nhìn được thị trường một cách tổng quan, thì phải trình bày biểu đồ một cách trực quan và rõ ràng. Và tiêu chuẩn “lý tưởng” để hình thành một mẫu hình biểu đồ giá phải có O - H - L - C.

  • O = Open: Giá mở cửa
  • H = High: Giá cao nhất
  • L = Low: Giá thấp nhất
  • C = Close: Giá đóng cửa

Một ví dụ đơn giản dễ hiểu về giá đóng cửa và mở cửa.

  • Bạn Tí có 10 ngàn vào ngày thứ 2 đầu tuần.
  • Bạn Tí mua kẹo nên chỉ còn lại 6 ngàn.
  • Sau đó vì học giỏi nên mẹ cho Tí thêm 10 ngàn nữa là Tí được 16 ngàn đồng.
  • Nhưng vì mất bút, Tí sợ mẹ đánh đòn đau, thế là Tí trích ra 2 ngàn để mua viết. Nên đến cuối ngày chủ nhật Tí có được 14 ngàn đồng

Như vậy, 10 ngàn là giá mở cửa (thứ 2), 6 ngàn là giá thấp nhất, 16 ngàn là giá cao nhất và 14 ngàn là giá đóng cửa vào cuối ngày chủ nhật. Và dĩ nhiên, giá mở cửa của thứ 2 tuần kế tiếp vẫn là 14 ngàn.
Có 3 loại biểu đồ giá phổ biến: Line, Bar, Candlestick. Đặc điểm chung của tất cả các loại biểu đồ là đều phải xác định được TimeFrame. TimeFrame chính là khoảng thời gian mà các nhà giao dịch cần xem xét. Ví dụ TimeFrame = 1 giờ tức cứ mỗi giờ trôi qua sẽ hình thành một Điểm/Thanh/Nến.

Line (Biểu đồ đường)

image

Biểu đồ ở trên cho ta thấy những đường kẻ và chuyển hướng đi bằng các dấu chấm được tôi khoanh tròn màu đỏ, những dấu chấm này cách nhau một khoảng thời gian bằng với Timeframe bạn chọn.
Vòng tròn màu đen tức là giá hiện tại, nó sẽ nhích lên / nhích xuống phụ thuộc vào giá hiện tại, và dừng lại để nhảy qua điểm kế tiếp khi chốt hết thời gian Timeframe.
Ví dụ bạn chọn Timeframe là 1 phút tức cứ 1 phút sẽ hình thành 1 điểm trên biểu đồ. Nói các khác, biểu đồ này chỉ thể hiện giá đóng cửa qua thời gian, dẫn đến việc sử dụng biểu đồ này chỉ cung cấp một cái nhìn về giá đóng cửa nên khá bất tiện.

Bars (Biểu đồ thanh)

image


Biểu đồ ở trên cho các bạn thấy một thanh ngang bên trái để đánh dấu Giá Mở Cửa và một thanh ngang bên phải để đánh dấu Giá Đóng Cửa. Điểm trên cùng là Giá Cao Nhất và điểm cuối cùng là Giá Thấp Nhất.

Giá hiện tại được tôi khoanh tròn đen, nó cũng là một thanh ngang phải, thanh ngang này di chuyển lên xuống và sẽ dừng lại khi kết thúc Timeframe và trở thành giá đóng cửa.
Giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa: Thanh tăng.
Giá mở cửa cao hơn giá đóng cửa: Thanh giảm.
Giá mở cửa của thanh không thay đổi trong quá trình hình thành thanh.
Nhìn chung vào biểu đồ,ta có thể thấy giá đóng cửa của thanh trước cũng là giá đóng cửa của thanh sau. Tuy nhiên, cũng có vài trường hợp hai giá này không bằng nhau, như tôi đã khoanh tròn màu xanh, ta gọi đó là “Gap”. Hiện tượng Gap xảy ra khi giá đóng cửa vừa kết thúc thì lập tức có một khoảng nhảy giá rất nhanh, làm giá mở cửa kế tiếp bị lệch đi so với giá đóng cửa.

Candlestick (Biểu đồ nến)

image

Đây là dạng biểu đồ đa số mọi người thường sử dụng. Mọi người chuộng loại biểu đồ này vì tính ưa nhìn cũng như tiện dụng của nó. Nhìn vào các bạn sẽ thấy nó có 2 màu, màu đen và màu trắng. Thông thường, người ta quy ước màu trắng dùng cho nến biểu hiện giá tăng và màu đen dùng cho nến biểu hiện giá giảm. Tuy nhiên, một số trường hợp sử dụng màu xanh cho nến tăng, màu đỏ cho nến giảm.
Giá hiện tại khi kết thúc sẽ trở thành giá đóng cửa.
Biểu đồ này cơ bản khá giống với Bar Chart, tuy nhiên, giá đóng cửa và giá mở cửa của nó hợp lại tạo thành một cái thân nến có màu, giúp ta có cái nhìn rõ ràng hơn về giá trong một Timeframe đang xét.
Giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa: Nến tăng.
Giá mở cửa cao hơn giá đóng cửa: Nến giảm.
Phần mỏng nhô bên trên và bên dưới nến được gọi là bóng nến hoặc đuôi nến.
Giá mở cửa không thay đổi trong suốt quá trình hình thành nến.