Phân tích hành động giá là một phần không thể thiếu trong phần phân tích kỹ thuật. Phân tích hành động giá có thể giúp các Trader chọn lọc được những điểm vào lệnh cũng như điểm thoát lệnh một cách tốt nhất trên biểu đồ. Nhiều Trader có thể sẽ không gặp vấn đề trong việc chọn cho mình điểm vào lệnh nhưng họ lại mắc kẹt ở chỗ không biết nên thoát lệnh ở đâu, thoát lệnh lúc nào là đúng, thông thường vấn đề này là nguyên nhân khiến các Trader đau khổ nhất.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau nói về mô hình giá mới, tạm gọi đây là mô hình Đo Lường Di Chuyển, mô hình này sẽ giúp các Trader có thể tự tin đặt mục tiêu Take Profit. Lợi thế lớn nhất của chiến thuật này là bạn chỉ cần đặt lệnh rồi “quên nó đi”, không cần theo dõi biểu đồ liên tục để tìm những hành động giá ngược lại để thoát lệnh.

Phân tích kỹ thuật mô hình đo lường di chuyển

Mô Hình Đo Lường Di chuyển là mô hình gồm 3 sóng điều chỉnh với xu hướng trước đó và hoạt động như một xu hướng tiếp diễn của mô hình sóng đẩy (Impulsive). Nghe có vẻ rắc rối nhỉ? Nhưng khoan đã, bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu từ từ trong từng thành phần của mô hình này.
Lần đầu tiên của mô hình Đo Lường Di Chuyển này là nó đảo ngược với xu hướng hiện tại. Sau khi sóng đầu tiên được hình thành, sóng thứ 2 đóng vai trò như một sự điều chỉnh giá (hoặc củng cố) so với sóng đầu tiên. Sau đó, sau khi sóng thứ 2 kết thúc thì sóng thứ 3sóng chúng ta chờ đợi để vào lệnh. Sóng thứ 3 sẽ tiếp tục xu hướng theo xu hướng của sóng đầu, và mục tiêu thu lợi nhuận của sóng thứ 3 bằng chiều dài của sóng đầu tiên.
Các Trader theo sóng Elliott có thể nhận ra ngay đây chính là mẫu sóng A-B-C. Và các Trader theo mô hình Harmonic thì sẽ thấy được đây là mô hình AB = CD.

Cấu trúc của mô hình đo lường di chuyển tăng

3 sóng của mô hình Đo Lường Di Chuyển có các thông số cụ thể để bạn có thể nhận biết. Bây giờ, tôi sẽ dành thêm một chút thời gian ở phần kế tiếp này để nói rõ hơn và chi tiết hơn về từng mô hình trong 3 sóng.

Sóng 1 (Chân sóng đẩy)

Bây giờ, chúng ta sẽ nói về kiểu mô hình giá tăng trước. Sóng đầu tiên của mô hình Đo Lường Di Chuyển là một Chân Sóng Đẩy (Impulsive Leg), đây là đoạn điều chỉnh so với xu hướng trước đó. Khi Chân Sóng Đẩy được hình thành, thì đây là một phần của mô hình Hai Đáy (Double Bottom) hoặc mô hình Vai Đầu Vai Ngược.image

Sóng 2 (chân sóng điều chỉnh)

Sóng thứ 2 có thể là một đợt hồi giá di chuyển ngược lại với sóng đầu tiên, hoặc nó cũng có thể là một chuyển động ngang. Trong cả 2 trường hợp này, nó đều đóng vài trò là một sự điều chỉnh về giá (hoặc củng cố) so với động thái của sóng đầu tiên.
Chúng ta sẽ sử dụng công cụ Fibonacci để đo kích thước dự kiến của sóng 2. Thống kê cho thấy rằng, sóng 2 thông thường chạm tới vùng 38,2% - 61,8%. Nếu chân sóng đầu tiên sóng dài, thì sóng 2 thường chạm đến vùng 38,2% - 50%. Còn nếu chân sóng đầu tiênchiều dài bình thường, thì sóng 2 sẽ chạm đến vùng 61,8%.image
Trong một vài trường hợp, sau khi sóng 2 kết thúc, mô hình giá có thể chuyển sang thành kiểu Mô Hình Cờ Tăng Giá.

Sóng 3 (Chân sóng đẩy)

Sóng thứ 3 trong mô hình Đo Lường Di ChuyểnChân Sóng Đẩy. Đây là lúc chúng ta chuẩn bị giao dịch.
Chân Sóng Đẩy thứ 2 (Tức là Sóng 3) xuấ hiện sau khi sóng thứ 2 điều chỉnh giá (hoặc củng cố) hoàn tất. Như vậy, đây là sự tiếp diễn của Chân Sóng đầu tiên. Do đó, nếu chúng ta giao dịch theo mô hình này, tức là chúng ta đang giao dịch theo loại mô hình tiếp tục xu hướng, mặc dù, khởi đầu của nó là ngược xu hướng.
Rất nhiều Trader thường không đủ kiên nhẫn, dẫn đến trường hợp cố gắng vào lệnh khi sóng 2 chưa kết thúc để họ có thể đạt được điểm vào lệnh tối ưu lợi nhuận nhất của sóng 3. Tuy nhiên, điều này rất rủi ro bởi vì họ không biết được liệu sóng 2kết thúc hay chưa. Nói cách khác, cách họ làm ở đây là “tính già hoá non”.
Do đó, hãy nhớ rằng, sự xác nhận của mô hình Đo Lường Di Chuyển chỉ xuất hiện khi đủ tín hiệu kết thúc sóng 2bắt đầu Sóng Đẩy thứ 2 (Tức sóng 3)
Chúng tôi thường muốn tìm ra hành động giá của sóng 2 và chờ đợi Breakout hướng lên để xác nhận vào lệnh Buy. Đây sẽ là tín hiệu “đủ” để xác nhận rằng sóng 2 đã kết thúc. Và mục tiêu của chúng ta sẽ là bằng với mức giá của sóng 1 đạt được.image
Ở hình trên, tôi đã minh hoạ từng bước di chuyển và gắn mác chúng là A, B và C. Chúng ta cần lưu ý:
B = 38,2%, 50% hoặc 61,8% A
C = A
Nếu bạn đã làm đủ những bước ở trên, bạn sẽ có thể xác định đúng và dự đoán được mô hình Đo Lường Di Chuyển

Đối với mô hình đo lường di chuyển giảm

Có 2 loại mô hình Đo Lường Di Chuyển. Mô hình đầu tiên nãy giờ tôi nói chính là mô hình tăng, và bây giờ chúng ta hãy xem qua mô hình Đo Lường Di chuyển giảm.
Mẫu hình này cũng có cùng quy tắc nhưng bị đảo ngược. Sóng 1 và 3 hướng xuống dưới trong khi sóng 2đợt điều chỉnh (hoặc củng cố) hoặc đi ngang.image

Cách để giao dịch với mô hình đo lường di chuyển

Để vào lệnh ở mô hình Đo Lường Di Chuyển tăng, bạn nên vào lệnh Buy khi có dấu hiệu Price Action báo hiệu tăng và kết thúc sóng 2.
Và ngược lại, nếu bạn giao dịch ở mô hình Đo Lường Di Chuyển giảm, bạn nên vào lệnh Sell khi có dấu hiệu Price Action báo hiệu giảm kết thúc sóng 2.

Cách đặt Stop Loss

Nếu là mô hình tăng, thì chúng ta nên đặt Stop Loss ở điểm đáy thấp nhất của sóng 2. Mặt khác, nếu là mô hình giảm, thì chúng ta đặt Stop Loss ở điểm đỉnh cao nhất của sóng 2.

Cách đặt Take Profit

Đây là phần quan trọng trong chiến thuật giao dịch theo mô hình này. Tôi đã nói ở trên, Chân Sóng Đẩy thứ 2 (Tức Sóng 3) thường được kỳ vọng bằng với Chân Sóng Đẩy đầu tiên (Sóng 1), từ đó, bạn nên đo số pips của sóng 1 và chọn nó là Take Profit của sóng 3. Nếu là mô hình tăng giá, bạn để Take Profit ở phía trên, và ngược lại, nếu là mô hình giảm giá, bạn để Take Profit ở phía dưới.image

Một vài ví dụ

imageimage

TAGS :


Bài Viết Ngẫu Nhiên