Argentina công bố các biện pháp kinh tế mới sau khi đồng Peso tuột dốc không phanh

image

Theo Hugh Bronstein and Jorge Otaola

BUENOS AIRES (Thông tấn xã) - Đồng Peso của Argentina mất gần 1/5 giá trị vào thứ năm mặc dù ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất tiêu chuẩn lên mức cao chóng mặt 60% khiến các nhà đầu tư hoảng hốt trước giải pháp của Tổng thống Mauricio Macri cho cuộc khủng hoảng kinh tế.

Sau khi thị trường đóng cửa, Bộ trưởng Tài chính Nicolas Dujovne cam kết công bố một loạt các biện pháp kinh tế mới vào thứ Hai và sẽ nhắm vào mục tiêu thâm hụt ngân sách cho năm 2019 thấp hơn mục tiêu hiện tại là 1,3% tổng sản phẩm quốc nội nhằm giảm nhu cầu vay nợ của chính phủ.

Phí vay nặng nề kết hợp với sự cắt giảm chi tiêu của chính phủ và hạn hán làm tê liệt ngành nông nghiệp của Argentina trong năm nay và làm sụp đổ nền kinh tế lớn thứ ba của Mỹ Latinh, theo dự kiến sẽ bước vào suy thoái trong quý ba.

Vận may trong chính trị của Macri, người được dự kiến sẽ chiến thắng dễ dàng trong đợt tái bầu cử vào cuối năm tới, cũng có vẻ khá mờ nhạt

Ông có thể sẽ phải đối mặt với sự phản đối của các công đoàn sau khi đưa ra các biện pháp thắt lưng buộc bụng sau khi Quỹ tiền tệ quốc tế cảnh báo về nhu cầu cắt giảm thâm hụt ngân sách của chính phủ, các cử tri dễ dàng liên hệ đến cuộc khủng hoảng kinh tế 2002-2003 và những lần cắt giảm do các giao dịch IMF vừa qua.

Fiona Mackie, giám đốc Economist Intelligence Unit ở khu vực châu Mỹ Latinh và vùng Caribê, cho biết trên Twitter rằng “sự điều chỉnh nhanh chóng sẽ gây thiệt hại và suy thoái sâu sắc, và rủi ro chính trị sẽ tăng đột biến trong bối cảnh trong nước.”

Trong nỗ lực để ngăn chặn sự trượt dốc của đồng Peso, đồng tiền kém nhất thế giới trong năm nay, và để kiềm chế lạm phát ở mức 31%, ủy ban chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương đã nhất trí tăng tỷ lệ tiêu chuẩn lên 60% từ 45% tại một cuộc họp khẩn hôm thứ Năm.

Tuy nhiên, động thái gây bất ngờ này đã thất bại trong việc ổn định đồng Peso. Giảm 13,12% ở mức thấp kỷ lục 39,25 Peso cho mỗi Đô-la Mỹ, sau khi chạm mức 42 Peso trước đó trong ngày.

Tình trạng hỗn loạn của thị trường nổ ra vào thứ Tư sau khi Macri cho biết ông đã đạt được thỏa thuận với Quỹ Tiền tệ Quốc tế để đẩy nhanh tiến độ giải ngân một chương trình cho vay trị giá 50 tỷ Đô-la đã được chấp thuận vào tháng Sáu, trong nỗ lực sai hướng nhằm trấn an các nhà đầu tư.

Thay vào đó, Macri thừa nhận rằng “thị trường đang thiếu tự tin” về khả năng tài chính của Argentina để bù đắp vào khoảng thâm hụt năm sau khiến các nhà đầu tư lo lắng. Đất nước này có khoảng nợ ngoại tệ trị giá 24,9 tỷ Đô-la phải thanh toán trong năm tới.

IMF cho biết vài giờ sau đó rằng họ đang xem xét đẩy nhanh tiến độ thanh toán do khủng hoảng tài chính, nhưng Argentina cần phải áp dụng các chính sách tài chính và tiền tệ mạnh hơn. Dujovne cho biết ông sẽ đến Washington vào tối thứ Hai để thảo luận về các chính sách với nhân viên kỹ thuật của IMF.

Ngân hàng trung ương đã đấu giá 330 triệu Đô-la vào thứ năm, đưa mức can thiệp của tuần này lên hơn 1 tỷ Đô-la. Trong nỗ lực chống đỡ tiền tệ, ngân hàng đã bán ra hơn 13,5 tỷ Đô-la trong năm nay, chỉ còn lại 54,3 tỷ Đô-la dự trữ ngoại tệ.

"CHÚNG TÔI ĐANG CHẬT VẬT"

 “Chúng tôi tin rằng các mức tỷ giá hối đoái này sẽ đặt ra thêm các nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế Argentina,” theo Dujovne, ông cũng nói thêm rằng đất nước vẫn sẽ “cạnh tranh” với đồng tiền Peso mạnh hơn.

Thị trường chứng khoán MerVal đóng cửa ở mức tăng 5,2%, dẫn đầu bởi các công ty xuất khẩu tập trung được hưởng lợi nhờ đồng tiền yếu hơn

Mặc dù thỏa thuận với IMF đã làm dịu thị trường tài chính một thời gian ngắn sau khi công bố vào tháng 6, Macri đã nỗ lực thuyết phục các nhà đầu tư có thể khôi phục tăng trưởng kinh tế trong khi cắt giảm thâm hụt ngân sách của Argentina, giảm lạm phát và làm cho nền kinh tế ở mức cạnh tranh hơn - 640 tỷ Đô-la.

Được bầu vào năm 2015 với cam kết sẽ chấm dứt chu kỳ khủng hoảng lặp đi lặp lại của Argentina, Macri cho biết chính sách chính thống của ông sẽ đặt nền tảng cho sự tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên, khoản đầu tư tư nhân mà ông đã đặt niềm tin vào đã không bao giờ được thực hiện trong khi các khoản trợ cấp tiện ích công cộng đã kích thích hóa đơn tiền nước, khí đốt và tăng lạm phát.

Mặc dù phe đối lập cánh tả của Argentina đã bị suy yếu bởi một loạt các vụ bê bối tham nhũng, nhưng mức độ nghèo đói vẫn tăng do lạm phát tăng cao và sự bất mãn do cắt giảm việc làm theo cải cách kinh tế của ông đang khiến nhiều người phản đối.

“Tôi còn chưa làm đủ ăn nữa đây này thì huống gì những người lương thấp hơn tôi", Julio Varela là một nhân viên ngân hàng cho biết. "Tôi đã bầu cho ông Macri và giờ phải chật vật thế này!”

Nhóm lao động lớn nhất của đất nước, CGT, và các công đoàn khác đã kêu gọi các cuộc đình công lớn vào cuối tháng 9 để phản đối các biện pháp thắt lưng buộc bụng của Macri.

Argentina đã đồng ý với IMF cắt giảm thâm hụt ngân sách từ 3,7% tổng sản phẩm quốc nội năm ngoái xuống còn 2,7% vào năm 2018 và 1,3% vào năm 2019.


 

Bài Viết Ngẫu Nhiên