- Xin chào tất cả các anh,chị em Trader, các nhà đầu tư. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tiếp về một số Mô Hình Nến thường gặp và cách giao dịch với từng loại trong series bài học về Mô Hình Nến.
Trước khi bắt đầu tôi xin được nhắc lại một điều rất quan trọng đó là: Tất cả các Mô Hình Nến chỉ thật sự có ý nghĩa khi nó xuất hiện đúng lúc, đúng chỗ (thường sẽ ở những vùng Kháng Cự-Hổ Trợ quan trọng để tạo nên Đỉnh hoặc Đáy). Nhớ kĩ điều này sẽ giúp các bạn giảm thiểu được những giao dịch tệ hại.
- Trong phần này tôi sẽ không khuyến nghị các bạn dùng loại lệnh Buy Stop hay Sell Stop vì nó liên quan đến phần quản lí vốn, tỉ lệ Rish:Reward không cao nếu không muốn nói là khá thấp. Thêm nữa giao dịch với các lệnh Stop trong trường hợp này là theo kiểu không chắc chắn giá sẽ đảo chiều (tôi biết không có gì gọi là chắc chắn trong thị trường này cả), điều này khá mâu thuẫn với phân tích và nhận định ban đầu đúng không?
Những Mô Hình Nến Thường Gặp Và Cách Giao Dịch
- Mô Hình Nến Bao Trùm Engulfing Pattern: Đây là Mô Hình Nến tôi đặc biệt yêu thích. Gọi là bao trùm bởi vì cây nến sau che phủ hoàn toàn cây nến liền trước đó. Nó thể hiện một lực nến cực mạnh lấn át hoàn toàn phe bán (đối với Bullish Engulfing) hoặc phe mua (đối với Bearish Engulfing). Một quyết định dứt khoác và không cho phe đối lập có một cơ hội nào để kiểm soát giá cả. Nến đảo chiều là nến xanh trong thị trường giá xuống và nến đỏ trong thị trường giá lên. Nếu sau khi nến nghịch đảo được hình thành mà có thêm những nến nhỏ khác xuất hiện theo cùng xu hướng thì điều đó chứng tỏ xu hướng đảo chiều là rất mạnh mẽ.
cách giao dịch với mô hình nến bao trùm:
- Cách 1: Các bạn có thể dùng lệnh Limit. Các bạn có thể đặt Buy Limit (đối với Bullish Engulfing) hoặc Sell Limit (đối với Bearish Engulfing) ngay tại điểm giá mở cửa của cây nến bị bao phủ. Stop Loss nằm ngoài Mô Hình Engulfing một chút (bao gồm cả bóng nến). Take Profit nên đặt ở vùng Khánh Cự-Hổ Trợ gần nhất.
- Cách 2: Các bạn có thể vào lệnh trực tiếp sau khi cây nến bao trùm đóng cửa. Tôi thiêng về cách này nhiều hơn bỏi vì như bản chất của Mô Hình Nến này, lực nến đảo chiều rất mạnh, không có nhiều cơ hội để giá Pull Back lại nên lệnh Limit không thật sự tối ưu trong trường hợp này. Vị trí đặt Stop Loss và Take Profit thì cũng giống với cách 1.
Hoặc
- Mô Hình Nến Búa: Đây là Mô Hình Nến xuất hiện với mật độ dày đặc trong biểu đồ. Về cơ bản 1 cây nến búa đơn lẻ thì được gọi Pinbar ( không quan trọng thân nằm ở trên hay ở dưới, màu gì cũng được). Nếu Pinbar xuất hiện ở cuối Xu Hướng Tăng thì được gọi là Mô Hình Nến búa Hanging Man (Hình người treo cổ), còn xuất hiện ở cuối Xu Hướng Giảm thì được gọi là Mô Hình Nến búa Hammer. Chỉ là tên gọi thôi chứ thật ra ý nghĩa gần như nhau.
- Khi giá đang lên hay đang xuống mà xuất hiện 1 cây nến búa thì chúng ta nên hiểu rằng đã có một lượng người tham gia giao dịch trước đó đã chốt lệnh và thoát khỏi thị trường, lực đi của giá không còn mạnh nữa. Nếu lúc này xuất hiện thêm 1 cây nến ngược chiều với hướng hiện tại nữa thì có thể hiểu rằng phe đối lập đã bắt đầu tham gia thị trường. Đây chính là cây nến xác nhận giúp tăng thêm độ tin cậy cho nên búa trước đó. Khi xuất hiện Mô Hình nến này, khả năng cao giá sẽ đảo chiều.
cách giao dịch với mô hình nến búa:
- Cách 1: Các bạn có thể dùng lệnh Limit đặt tại 50% thân nến xác nhận (nến liền sau nến búa) - tôi xin lưu ý vị trí đặt lệnh Limit có thể điều chỉnh tùy theo hình dạng thực tế của thân nến, nhưng thông thường là 50% thân nến xác nhận. Stop Loss nằm cách xa Mô Hình Nến một chút (tính cả bóng nến). Take Profit đặt tại khu vực Kháng Cự-Hổ Trợ gần nhất.
- Cách 2: Các ban sẽ vào lệnh trực tiếp sau khi nến xác nhận đóng cửa. Stop Loss và Take Profit đặt như cách 1.
Hoặc
Hôm nay chúng ta sẽ dừng tại đây với 2 Mô Hình Nến thông dụng này. Các bạn hãy học và luyện tập thật tốt với 2 Mô Hình Nến này trước khi chúng ta tiếp tục với Mô Hình Nến liên quan đến Doji. Hãy cùng chờ đón bài học tiếp theo sẽ có trong Khóa Học Price Action || Bài 13: Mô Hình Nến (Phần III).
TAGS :
Bài Viết Ngẫu Nhiên