Một câu hỏi phổ biến mà các Trader thường đặt ra là liệu họ có thể sử dụng khung thời gian thấp hơn khung thời gian D1 (Daily) hay không? Và nếu có thì sử dụng như thế nào?

Nhìn chung, thì câu trả lời là có, tôi đa phần sử dùng khung thời gian trong ngày. Tuy nhiên (lúc nào cũng có 2 từ “tuy nhiên”), bạn phải chọn chính xác thời gian mức giá chính xác để vào lệnh, đặc biệt là ở biểu đồ hằng ngày.

Một điều quan trọng khác, bạn nên hiểu khi nào nên sử dụng và cách sử dụng các khung thời gian nhỏ hơn như thế nào. Đây là một kiến thức cần phải nói đến và phải biết ở các khoá học Forex hành động giá Price Action.

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn một số cách cốt lõi để sử dụng khung thời gian H1 và H4 để xác nhận cho tín hiệu của biểu đồ ngày, cũng như cách quản lý rủi ro, quản lý vị trí vào lệnh và cải thiện được tỷ lệ Risk : Reward.

Khung thời gian tốt để xác nhận tín hiệu

Có một số người hỏi tôi rằng, có bao giờ bạn giao dịch với khung thời gian H1 và H4 không? , câu trả lời vẫn là , nhưng chỉ “đôi khi”. Chỉ một số ít lúc tôi giao dịch với H1 và H4 mà không nhìn đến biểu đồ D1. Tuy nhiên, hầu hết các giao dịch của tôi, tôi đều ưu tiên sử dụng H1 và H4 với vai trò là xác nhận tín hiệu của D1.

Bằng cách này, biểu đồ giá D1 sẽ cung cấp cho bạn một tầm nhìn có tính tổng quan để cung cấp cho bạn thông tin để quyết định rằng liệu bạn có nên vào lệnh hay không?

  • Điều quan trọng là bạn không bao giờ nhìn xuống thấp hơn biểu đồ 1 giờ, bởi vì sau những trải nghiệm ở thị trường của tôi, khung thời gian dưới H1 chỉ là tiếng ồn ào của thị trường. Khi bạn càng hạ thấp khung thời gian, càng có nhiều thanh nến đem đến cho bạn những tín hiệu vô nghĩa

  • Tôi chỉ quan sát cách giá di chuyển ở H1 và H4 khi tôi đã nhìn xong biểu đồ D1. D1 là điểm mấu chốt quyết định của tôi.

  • Còn đối với những người muốn giao dịch với biểu đồ hàng tuần, bạn cũng làm tương tự. Về cơ bản, bạn sẽ sử dụng biểu đồ D1 để có thêm tín hiệu xác nhận vào lệnh và có cái nhìn tổng quan hơn.

  • Lưu ý, những gì tôi nói ở đây không phải là “Day Trading”, tức sáng vào lệnh chiều chốt. Thời gian chúng ta giữ lệnh để đạt được kết quả phải một vài ngày hoặc tuần.

Sử dụng H1 và H4 để vào những tín hiệu bị bỏ lỡ

Ai cũng ghét bị mất, bị bỏ lỡ những tín hiệu giao dịch tuyệt vời, tôi cũng vậy, tuy nhiên, may mắn thay, có một số cách để bạn có thể có thêm cơ hội thứ 2 để vào lệnh.

Một trong những cách đó là sử dụng biểu đồ H1 hoặc H4 để tìm kiếm tín hiệu vào lệnh ở vài giờ (thậm chí là ở vài ngày).

ví dụ bên dưới, bạn có thể thấy tín hiệu Pin Bar rất rõ ràng tại hỗ trợ, tôi đã khoanh tròn trong biểu đồ bên dưới, nếu bạn đã bỏ lỡ tín hiệu này, chắc hẳn bạn sẽ rất tiếc nuối và khó chịu.

timeframe h1 h4 1

Tuy nhiên, đối với những người có hiểu biết về hành động giá, họ sẽ nhìn thấy một cơ hội để vào lệnh thứ 2 thường xuất hiện trên biểu đồ H1 hoặc H4 sau khi tín hiệu vào lệnh của D1 xuất hiện.

Ở biểu đồ bên dưới, bạn sẽ thấy một tín hiệu nến Fakey ngay sau khi tín hiệu hàng ngày được “nổ” ra, đây sẽ là cơ hội thứ 2 để bạn vào lệnh.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách giao dịch theo mô hình nến Fakey.

timeframe h1 h4 2

Sử dụng H1 và H4 để xác nhận tín hiệu ngày

Đôi khi, bạn có thể thấy những tín hiệu ở biểu đồ D1 nhưng bạn sẽ không cảm thấy có đủ “niềm tin” nào thuyết phục. Bạn sẽ có “cảm giác không đúng” và bạn cảm thấy cần thêm một vài thứ khác để củng cố thêm niềm tin của bạn. Đây là chuyện bình thường, và ai là Trader lâu năm sẽ hiểu.

Đôi khi, bạn sẽ cần khung thời gian H1 và H4 để cung cấp những tín hiệu về hành động giá để thêm “bằng chứng xác minh” các tín hiệu mà bạn không chắc chắn.

Nếu nhìn vào biểu đồ dưới đây, chúng ta có thể thấy một nến có đuôi dài tại hỗ trợ của một xu hướng tăng giá. Nhưng lúc này bạn sẽ tự hỏi liệu đây có thực sự là thanh nếngiá trị hay không? Bởi vì dù sao thì đây vẫn là một thanh nến giảm.

timeframe h1 h4 2

Nhìn vào biểu đồ H4 bên dưới đây, sẽ là một cách để xác định. Lưu ý rằng, hai thanh Pin Bar 4 giờ đã là “bằng chứng xác minh” để xác nhận thêm cảm giác của bản thân về tín hiệu ở biểu đồ D1 mà bạn đang không chắc chắn.

timeframe h1 h4 3

Sử dụng H1 và H4 để điều chỉnh tỷ lệ Risk Reward

Như chúng ta đã biết, biểu đồ hàng ngày yêu cầu chúng ta phải có điểm Stop Loss lớn hơn dẫn đến sẽ khiến bạn chịu rủi ro nhiều hơn (Ngoại trừ việc bạn giảm khối lượng giao dịch xuống), vì vậy, trong hầu hết các trường hợp, chúng ta có thể sử dụng biểu đồ H1 và H4 để có điểm Stop Loss tốt hơn và phù hợp hơn. Đây cũng chính là cách để cải thiện được cho bạn tỷ lệ Risk Reward, từ đây, bạn có thể giảm khoảng cách của Stop Loss lại và cũng có thể tăng thêm khối lượng vào lệnh, nhưng mục tiêu lợi nhuận vẫn được giữ nguyên.

Nếu bạn nhìn vào biểu đồ bên dưới đây, bạn sẽ thấy được tỷ lệ Risk Reward đạt được đến 1:3. Quá tuyệt vời đúng không?

timeframe h1 h4 4

Tuy nhiên, nếu bây giờ cũng là biểu đồ này, bạn nhìn vào biểu đồ H4, cũng xuất hiện một thanh Pin Bar, đây là một tín hiệu để bạn có thể vào lệnh. Ngoài ra, tín hiệu này cơ bản đã tăng tỷ lệ R:R của bạn lên từ 1:3 thành 1:6. Còn tuyệt vời hơn rất nhiều.

timeframe h1 h4 5

Kết luận

Giao dịch theo hành động giá không chỉ đơn giản là tìm kiếm trên biểu đồ một vài mẫu hình nến trên biểu đồ rồi vào lệnh, thậm chí nhiều bạn còn không đủ kiên nhẫn để chờ đợi thanh nến đó kết thúc, mà còn rất nhiều thứ liên quan đến việc quản lý Risk : Reward, chọn lọc các giao dịch tốt và sau đó là kỹ thuật và tâm lý. Đây là những kiến thức không phải bạn có thể học trong “một ngày một giờ” được.

Sau khi bạn đọc được bài viết này ngày hôm nay, tôi hy vọng bạn hiểu rõ hơn cách sử dụng biểu đồ H1 và H4 đúng cách. Cố gắng đừng mắc lỗi “giao dịch quá mức” ở các khung thời gian bé mà không có sự chọn lọc. Đây sẽ là nguyên nhân làm bạn mất tiền từ Forex.

TAGS :


Bài Viết Ngẫu Nhiên