Phân tích Lịch Kinh Tế - Từ 11-6-2018 Đến 15-6-2018

Ngày thứ Hai (11/06)

  • Đây là ngày diễn ra Hội Nghị G7. Mới đây, hội nghị đã chấm dứt trong sự bất đồng quan điểm. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kịch liệt chỉ trích Đồng Minh trên mạng xã hội Twitter và có khả năng xung đột rất lớn về thương mại

image

Tổng thống Trump (phải) bắt tay Tổng thống Nga Putin tại cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hamburg, Đức, ngày 7/7/2017

Ngày thứ Ba (12/06)

  • Đây là ngày sẽ diễn ra hội nghị thượng đỉnh mang tính lịch sử giữa Mỹ và Triều Tiên. Donald Trump và Kim Jong Un sẽ họp mặt tại Singapore. Theo lời của Trump, ông sẽ ký một thỏa thuận với ông Kim để chấm dứt cuộc chiến tranh ở triều tiên 1950 - 1953.

image

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc gặp Thượng đỉnh đầu tiên ngày 12/6 tại Singapore

  • Ở Washington, Chính Phủ Mỹ sẽ công bố báo cáo lạm phát - đây là thước đó cực kỳ quan trọng để nhận định tình trạng kinh tế Mỹ

Ngày thứ Tư (13/06)

  • Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) theo phân tích của các chuyên gia sẽ có nhiều khả năng tăng lãi suất lần thứ 2 trong năm nay. Jerome Powell - Chủ tịch Fed sẽ tổ chức cuộc họp báo và dự kiến sẽ nâng lãi suất vào năm 2018

image

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Jerome Powell và Tổng Thống Mỹ Donald Trump

  • Mặc khác, Ngân hàng Trung ương Argentina được cho là giữ nguyên mức lãi suất ở mức 40% khi họ cố gắng làm ổn định hóa đồng Peso.

Ngày thứ Năm (14/06)

  • Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang tiến gần hơn tới quyết định chấm dứt chương trình mua trái phiếu trong cuộc họp chính sách ngày thứ Năm (14/06). Khoảng 1/3 chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Bloomberg dự báo Chủ tịch ECB, Mario Draghi, sẽ lập thời điểm kết thúc chương trình mua trái phiếu vào ngày này, trong khi 46% chuyên gia kinh tế cho rằng ông Draghi sẽ đợi tới tháng 7/2018 mới tiết lộ thông tin chi tiết.

  • Tổng thống Nga, Vladimir Putin và Thái tử Ả-rập Xê-út, Mohammed bin Salman, sẽ gặp gỡ tại trận đấu mở màn của World Cup. Cuộc gặp gỡ này có thể ảnh hưởng tới thị trường dầu trước khi cuộc họp quan trọng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) gặp gỡ ở Vienna vào 1 tuần sau đó. Điều này mang lại cho 2 nhà lãnh đạo này cơ hội cuối cùng để thảo luận về kế hoạch gia tăng sản lượng có khả năng xảy ra

  • Trung Quốc sẽ công bố số liệu doanh số bán lẻ và sản lượng công nghiệp vào ngày thứ Năm (14/06), qua đó cho thấy sức khỏe của nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.

Ngày thứ Sáu (15/06)

  • Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) có khả năng kết thúc cuộc họp mà không có bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách tiền tệ. BoJ vẫn mua một lượng lớn trái phiếu Chính phủ Nhật Bản và sẽ tiếp tục có động lực để làm thế vì dữ liệu cho thấy họ vẫn còn cách khá xa với mục tiêu lạm phát 2% và nền kinh tế còn suy giảm trong quý 1/2018.

  • Ngày thứ 6 này còn là hạn chót để Mỹ công bố danh sách cuối cùng về những sản phẩm Trung Quốc sẽ chịu áp thuế nhập khẩu từ Mỹ. Ngoài ra, trong ngày này, Ngân hàng Trung ương Nga cũng đưa ra công bố chính sách lãi suất, trong đó các chuyên gia kinh tế hiện đang nghiêng về khả năng giữ nguyên lãi suất ở mức 7.25%, nhưng vẫn có chuyên gia dự báo có khả năng giảm lãi suất.

Bài Viết Ngẫu Nhiên