Phân Tích Tổng Quan Thị Trường - Ngày 18/2/2019

Phân Tích Cơ Bản:

DXY Overview

Đồng bạc xanh đang phục hồi trên diện rộng, tăng mạnh nhất nhóm G-10 từ đầu tháng 2. Chỉ số Dollar Index (DXY) đã tăng lại gần 1.5% tính từ đầu tháng 2 cho đến thời điểm hiện tại – phục hồi lại toàn bộ đà giảm trước đó của tháng 1. Đà tăng này không đến từ tình hình nội tại của kinh tế Mỹ hay động thái từ FED mà xuất phát từ sự suy yếu của các đồng tiền đối trọng, đặc biệt là nhóm G4.
- FOMC đã tái khẳng định những kỳ vọng “dovish” của thị trường về việc lãi suất sẽ giữ nguyên trong tương lai gần. FOMC đã loại bỏ cụm từ “further gradual increases” trong tuyên bố chính sách gần đây và đưa vào câu “the Committee will be patient”. FOMC đặc biệt nhấn mạnh việc thiếu áp lực lạm phát như một động lực chính của sự chuyển đổi chính sách. Dự báo về tương lai, FOMC tuyên bố rằng chính sách lãi suất của họ sẽ phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế (data-dependent). FOMC cũng sẽ linh hoạt trong tốc độ giảm dần bảng cân đối kế toán của họ để phù hợp với dữ liệu kinh tế và biến động của lạm phát.
- Cần chú ý rằng ngoài việc chủ tịch Fed Powell truyền thông điệp lặp lại tương tự mang tính “dovish” gần đây thì 1 số thành viên theo xu hướng “hawkish” như Esther George (Fed Kansas) và Lorreta Mester (Fed Cleveland) cũng đang dịu giọng hơn trong việc tăng lãi suất. Lợi suất TPCP 10 năm của Mỹ vẫn đang duy trì tương đối thấp ở mức 2.68% và thị trường đang kỳ vọng FED sẽ không tăng lãi suất thêm lần nào trong năm 2019.
- Aussie (AUD) giảm mạnh do quan điểm “dovish” của RBA trong cuộc họp chính sách tiền tệ gần nhất. Lãi suất cơ bản sẽ tiếp tục được duy trì ở mức thấp kỷ lục 1.5% thêm 1 thời gian dài, và RBA tỏ ra quan ngại về việc tiêu dùng hộ cá thể vẫn ở mức yếu ớt, giá nhà đất sụt giảm và lạm phát thấp dai dẳng (giá nhà đất tại Sydney đã giảm khoảng 12% từ đỉnh tháng 7/2017).
- Sterling (GBP) bị bán tháo thời gian qua do BOE cắt giảm dự báo tăng trưởng năm 2019 từ 1.7% xuống 1.2% và năm 2020 từ 1.7% xuống 1.5%. Tuy nhiên, BOE vẫn nhấn mạnh có thể sẽ cân nhắc tăng lãi suất thêm 0.25% trong vòng 3 năm tới để duy trì lạm phát quanh mức mục tiêu 2%. Trong diễn biến mới nhất, số liệu CPI tháng 1 vừa công bố hôm nay của UK chỉ đạt 1.8% y/y, thấp hơn dự báo 1.9% trong khi core CPI như dự kiến 1.9% y/y – số liệu lạm phát lần đầu tiên thấp hơn mục tiêu của BOE kể từ 2017. Bên cạnh đó, đồng Bảng Anh bị xa lánh bởi thị trường lo ngại về các khả năng không chắc chắn với viễn cảnh Brexit trong thời gian gần đây. Các nghị sỹ sẽ không vote dự thảo Brexit sửa đổi trong tuần này như dự kiến do thủ tướng May cần thêm thời gian đàm phán với EU. Thời gian còn lại đến hạn chót của Brexit 29/3 là không còn nhiều, và sẽ có các khả năng đặt trên bàn cân, bao gồm: trì hoãn Brexit, No-deal Brexit và No Brexit. EU không hề cho thấy sự nhượng bộ trong việc đàm phán lại với UK. Trong khi đó, nếu như các nhà làm luật không thể “ép buộc” bà May trì hoãn Brexit, thì họ sẽ phải lựa chọn giữa No-deal và dự thảo của bà May. Đa số trong Quốc hội đều không mong muốn viễn cảnh No-deal và không loại trừ việc Quốc hội sẽ phải miễn cưỡng chấp thuận dự thảo có sửa đổi của thủ tướng May. Trước khi có những dấu hiệu tích cực hơn được nhìn nhận thì đồng Bảng Anh vẫn đang chịu áp lực giảm nhất định.
- Euro tiếp tục suy yếu do dữ liệu kinh tế tại khu vực chung không mấy khả quan. Italia chính thức bị suy thoái vào cuối 2018 (GDP giảm 0.1% quý 3 và 0.2% quý 4); Pháp bị ảnh hưởng nặng nề từ phong trào áo vàng; và thậm chí nền kinh tế cũng suy giảm tăng trưởng. Tâm lý nhà đầu tư giảm thấp nhất 4 năm và môi trường kinh doanh giảm xuống đáy trong vòng 2 năm. Dữ liệu công bố mới đây tiếp tục không mấy ủng hộ cho Euro khi hoạt động sản xuất công nghiệp tại Đức tiếp tục suy yếu, cán cân thương mại tại Pháp tăng thâm hụt, doanh số bán lẻ tại Italia tiếp đà giảm.
- JPY cũng giảm mạnh trong vai trò Haven Currency do sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường chứng khoán toàn cầu kể từ tháng 1 trở lại đây. Tâm lý “Risk-on Rally” do đàm phán thương mại Mỹ-Trung đã và đang diễn ra tích cực. Hôm qua, tổng thống Trump cho biết có thể trì hoãn hạn chót đàm phán 1/3 nếu như nhìn thấy triền vọng của một thỏa thuận tích cực ở phía trước.

Đánh giá về triển vọng của đồng Usd trong thời gian tới:


- Thị trường kỳ vọng vào việc kéo dài thời gian đàm phán thương mại Mỹ-Trung và nguy cơ tăng mức thuế áp dụng có thể giảm. Sự leo thang Trade War trong năm 2018 đã ảnh hưởng mạnh vào các số liệu kinh tế tại Mỹ hay Trung Quốc và triển vọng kinh tế toàn cầu.
- Việc đóng cửa chính phủ Mỹ kéo dài 35 ngày có thể ảnh hưởng đến các số liệu kinh tế chờ công bố tại Mỹ. Số liệu CPI và doanh số bán lẻ tuần này của Mỹ đang được dự báo theo chiều hướng giảm sút.
- Diễn biến lợi suất tại Mỹ hay triển vọng về lãi suất của Fed không thực sự củng cố cho đà tăng mạnh của Dollar ở thời điểm gần đây. Chênh lệch lợi suất TPCP 10 năm của Mỹ-Đức hiện chỉ ở mức tương đối thấp 255 basis point. Bên cạnh đó, lợi suất thực tại Mỹ giảm và BoJ tiếp tục theo đuổi việc neo lãi suất 10y ở 0% và kỳ vọng lạm phát tại Nhật giảm, lợi suất thực ở Nhật tăng khiến chênh lệch lợi suất Mỹ-Nhật có xu hướng thu hẹp từ cả 2 chiều.
- Các dữ liệu về sản xuất công nghiệp, PMI và lạm phát tại các nền kinh tế lớn tại Châu âu chờ công bố đều đang dự báo không tích cực. Sự suy yếu có hệ thống trong vài tháng trở lại đây cùng với bất ổn chính trị tại Pháp, và rủi ro bầu cử tại Tây Ban Nha vào tháng 4 tới có thể sẽ khiến Euro vẫn chịu sức ép nhất định.
- Mặc cho những đồn đoán về kết quả cuộc đàm phán đầu tiên kéo dài 2 ngày vừa qua giữa Mỹ và Trung như thế nào. Kết thúc 2 ngày đàm phán, không bên nào đưa ra một thông báo hay bình luận nào. Giới chuyên gia cho rằng có thể sự im lặng này là một phản ứng dè chừng khi mà cả Mỹ và Trung đều đang đợi kết thúc cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Trump và chủ tịch Kim vào cuối tháng này. Triều Tiên có thể là con bài chủ chốt để Trung Quốc đem lên bàn đàm phán với Mỹ.
- Sau nhiều tháng đe dọa, Tổng thống Trump đã chính thức ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia hôm 15/2. Bước đi này cho phép Nhà Trắng qua mặt quốc hội Mỹ trong kiểm soát chi tiêu, sử dụng một phần tiền ngân sách phục vụ việc xây dựng bức tường biên giới với Mexico mà từ lâu đã là nguồn cơn của xung đột chính trị tại nước Mỹ. Rất có thể tổng thống Trump sẽ phải đối mặt với những rắc rối về mặc pháp lí khi mà đảng Dân chủ đang chiểm đa số trong Hạ viện, việc thông qua một nghị quyết để chấm dứt tình trạng khẩn cấp là điều không khó.

Một Số Vùng Giá Cần Lưu Ý:

Usd/Chf:

Cặp tỉ giá này đã tiến sát đến vùng cung mạnh trên khung W và D.

H4: Đang có dấu hiệu tạo đỉnh và đã Breakout xuống khỏi trendline tăng.
Ở Khung H1 chung ta có thể dẽ dàng nhận ra, mô hình 3 đỉnh đã được xác lập.
Chiến lược giao dịch: Chúng ta sẽ chờ 1 đợt điều chỉnh lên lại khu vực vùng giá 1.0043 - 1.0052 để mở lệnh Sell

image

Aud/Cad:
W + Daily: Nhìn chung xu hướng giảm vẫn được ủng hộ.
H4: Vẫn đang trong trend giảm.
Chiến lược chờ giá tăng điều chỉnh lên vùng 0.9487 - 0.952 và xuất hiện dấu hiệu PA để tham gia thị trường với lệnh Sell.

image

Bài Viết Ngẫu Nhiên