Chào mừng tất cả các anh,chị và các bạn đã quay lại với bài học về Mô Hình Giá (Phần II) của Azinvex ngày hôm nay. Hôm nay tôi xin được giới thiệu với tất cả mọi người về Mô Hình Bump And Run và Kênh Giá (Price Chanel).

Bump And Run Reversal (BRR):

Mô Hình Bump And Run này thường xuất hiện vào cuối của một Xu Hướng và rất có khả năng Xu Hướng sẽ đảo chiều sau khi xuất hiện Mô Hình này. Ban đầu giá sẽ di chuyển theo một Xu Hướng nhất định (tăng hoặc giảm) rồi xuất hiện 1 đợt tăng giá mạnh (đối với Xu Hướng tăng) hoặc giảm giá mạnh (đối với Xu Hướng giảm), rồi giá quay đầu hướng ngược lại với Xu Hướng và phá vỡ đường Xu hướng hiện tại của thị trường. Mời các bạn xem hình bên dưới để rõ hơn!! (Tôi lấy ví dụ BRR ở đỉnh, các bạn có thể hiểu ngược lại với BRR ở đáy)

image

Lưu ý:

  • Độ dốc ban đầu của Xu Hướng thường sẽ rơi vào khoảng 30 - 40 độ, nhưng khi Bump giá sẽ có độ dốc lớn hơn (khoảng 60-70 độ)
  • Khoảng giá từ Đỉnh BRR (đối với Xu Hướng tăng) hoặc Đáy (đối với Xu Hướng giảm) đến đường Xu Hướng thường sẽ bằng 2 lần khoảng giá của con sóng lớn nhất xảy ra trong đoạn Xu Hướng trước đó. Ví dụ như hình trên: đoạn CD thường sẽ bằng gấp đối đoạn AB.
cách giao dịch với BRR:
  1. Cách 1: Các bạn sẽ vào lệnh trực tiếp khi có bất kì sự Breakout nào diễn ra và đóng cửa ngoài đường Xu Hướng. Stop Loss sẽ đặt ở trên (trên đỉnh gần nhất) đường Xu Hướng tăng vừa phá vỡ (đối với Xu Hướng tăng) hoặc đặt ở dưới (dưới đáy gần nhất) đường Xu Hướng vừa phá vỡ (đối với Xu Hướng giảm). Take Profit thường sẽ bằng đoạn giá từ Đỉnh/Đáy BRR đến đường Xu Hướng (như ví dụ bên dưới).
  2. Cách 2: Các bạn sẽ đặt lệnh Limit khi giá vừa Breakout đường Trendline và chờ đợi đợt Pull Back về lại khu vực Breakout. Stop Loss và Take Profit đặt ở vị trí như cách 1.

image

Hoặc

image

Kênh Giá (Price Chanel):

Kênh Giá là Mô Hình Giá tiếp diễn. Ví dụ trong một Xu Hướng tăng có đường Trendline tăng nối liền các Đáy với nhau. Nếu Chúng ta kéo một đường Trendline khác nối liền các Đỉnh trong Xu Hướng đó lại với nhau và Trendline nối Đỉnh đó song song với Trendline nối Đáy, thì chúng ta có 1 Kênh Giá (Giá chuyển động bên trong Kênh Giá). Lúc này 2 cạnh của Kênh Giá đóng vai trò như 2 ngưỡng Kháng Cự-Hổ Trợ.

image

Lưu ý:

  • Độ dốc của Kênh Giá cũng đóng một vai trò quan trọng. Nếu kênh giá có độ dốc lớn (các đường xu hướng đều dốc) và giá diễn biến bên trong kênh giá thì bạn chỉ nên giao dịch theo xu hướng của kênh giá.
  • Độ dốc của Kênh Giá không quá dốc, hoặc gần như nằm ngang và giá chuyển động bên trong Kênh Giá thì các bạn có thể giao dịch bên trong kênh theo 2 chiều (tại Đỉnh hoặc Đáy)

cách giao dịch với kênh giá:

Được rồi, chúng ta sẽ có 2 chiến lược giao dịch với Kênh Giá như sau:

  1. Giao dịch bên trong Kênh Giá: Các bạn sẽ giao dịch giống với cách giao dịch khi Sideway biên độ rộng (đối với loại Kênh Giá có độ dốc vừa phải). Các bạn có thể xem lại Bài 8: Cách Giao Dịch Khi Thị Trường Sideway ! Nhớ lưu ý thêm phần độ dốc của Kênh Giá như tôi nói ở trên nữa để hạn chế những sai lầm không đáng có.
  2. Chúng ta sẽ giao dịch khi Giá Breakout ra khỏi Kênh Giá:
- Cách 1: Các bạn có thể đặt lệnh Limit khi giá đã Breakout và đóng cửa ngoài Kênh Giá, chúng ta chờ đợt Pull Back của giá về lại đường Xu Hướng vừa phá vỡ (lưu ý Kênh giá càng dốc thì khả năng cao sẽ không có đợt Pull Back). Stop Loss và Take Profit đặt ở vị trí như cách 1.

- Cách 2: Các bạn sẽ vào lệnh trực tiếp khi giá Breakout và đóng cửa ngoài kênh Giá. Stop Loss các bạn sẽ đặt ở bên trong Kênh Giá vừa bị phá vỡ (trên hoặc dưới Đỉnh/Đáy gần nhất tùy vào Breakout hướng lên hay xuống). Take Profit thường sẽ bằng khoảng giá từ Đỉnh hoặc Đáy bên trong Kênh Giá cho đến đường Xu Hướng đối diện với nó (hoặc vùng Kháng Cự-Hổ Trợ gần nhất). Các bạn xem hình bên dưới để rõ hơn!

image

Hoặc trường hợp giá Breakout và không Pull Back lại.

image

Hôm nay chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về Mô Hình Giá Bump And Run và Kênh Giá. Hi vong với những gì tôi chia sẽ trong bài học này có thể giúp các bạn hạn chế những thua lỗ không đáng có trong giao dịch. Cạc bạn hãy tham khảo và luyện tập thật nhiều trước khi áp dụng vào giao dịch real nhé.Ở bài học kế tiếp tôi sẽ giới thiệu đến các bạn về Mô Hình 2 Đỉnh/2 Đáy , Mô Hình 3 Đỉnh/3 Đáy. Tất cả sẽ có trong Khóa Học Price Action || Bài 17: Mô Hình Giá (Phần III) của Azinvex.

TAGS :


Bài Viết Ngẫu Nhiên