Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 13/11
08:18 13/11/2018
Phân Tích Tin Tức Thị Trường Ngày 27/8/2019
10:24 27/08/2019
BẢNG TIN KINH TẾ, THỨ 3, 16/10/2018
08:58 16/10/2018
Theo David Milliken và
Alistair Smout
LONDON (Reuters) - Bộ
trưởng tài chính Anh Philip Hammond đã nâng cao triển vọng của chính sách lỏng
lẻo ngân sách sau Brexit và cho biết tăng trưởng nhanh hơn là cách tốt nhất để
giảm gánh nặng từ nợ của Anh, nhưng nhấn mạnh rằng ông vẫn xem thặng dư ngân
sách là giải pháp cuối cùng.
Ngân sách hàng năm của
Hammond đã làm tăng sự e ngại của một số nhà phân tích về cam kết của ông đối
với thặng dư ngân sách, sau khi ông sử dụng một khoản tiền thuế để tài trợ cho
các cam kết chi tiêu công thay vì tập trung vào việc giảm nợ công.
Thủ tướng Theresa May
tháng trước cho biết rằng chính sách thắt lưng buộc bụng đã kết thúc sau một
loạt các cắt giảm cho các dịch vụ công cộng và phúc lợi từ năm 2010, và trước
đó đã công bố khoảng chi gia tăng đáng kể vào y tế công cộng.
Viện nghiên cứu tài
chính phi đảng phái cho biết các hành động của Hammond ngụ ý rằng ông thực sự
có ý định loại bỏ thâm hụt ngân sách vào giữa những năm 2020.
Khi được một ủy ban
nghị viện phỏng vấn rằng kho bạc có từ bỏ thặng dư ngân sách trong thập kỷ tới
hay không thì Hammond nói rằng: "Không, chúng tôi sẽ không bỏ qua thặng dư
ngân sách."
Tuy nhiên, ông từ chối
chia sẻ kỳ vọng của mình về thặng dư. Dự báo ngân sách tuần trước cho thấy
khoản vay của chính phủ như là một phần của thu nhập quốc gia theo hướng giảm
xuống 0,8% trong năm 2023/24 từ mức thấp hơn dự kiến là 1,2% - tương đương
25,5 tỷ bảng Anh (33,3 tỷ Đô-la) – trong năm tài chính này.
"Chúng tôi đang ở
trong khoảng cách gần (thặng dư), nhưng còn tuỳ vào quyết định chính sách tại
các sự kiện tài chính kế tiếp làm thế nào để cân bằng bất kỳ khoảng trống tài
chính đang tồn tại trong việc giảm thâm hụt, giảm thuế, tăng chi tiêu ... và
đầu tư vào cơ sở hạ tầng vốn", ông nói với các nhà lập pháp.
Khoản vay của chính
phủ được dự đoán sẽ tăng lên 1,4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm tới,
và Hammond cho biết ông có thể vay thêm sau khi Anh rời Liên minh châu Âu vào
ngày 29 tháng 3 năm tới và vẫn đáp ứng các quy tắc ngân sách.
"Chúng tôi có thể
cho phép nhiều khoảng vay hơn một chút nếu chúng tôi muốn," Hammond nói.
Hammond cho biết việc
tìm cách thúc đẩy tăng trưởng hiện đang ì ạch có thể là một chiến lược khả thi
hơn để nhanh chóng giảm nợ cũng như một phần của GDP so với thặng dư ngân sách
liên tục mà nhiều thập kỷ trước nước Anh hiếm khi quản lý được.
"Để thực hiện
được thì khá là khó khăn vì vừa phải lo thặng dư ngân sách mỗi năm, vừa phải
trả hết nợ tiền mặt", ông nói. "Và có một cách dễ dàng hơn, đó chính
là làm cho kinh tế tăng trưởng nhanh hơn."
Tổng nợ công của khu
vực công được dự báo sẽ giảm xuống còn 83,7% GDP trong năm nay, tương đương
1,835 nghìn tỷ bảng Anh.
22:21 24/04/2024
13:55 29/01/2019
08:02 28/01/2019
08:53 25/01/2019
08:05 24/01/2019
08:33 23/01/2019
Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 13/11
08:18 13/11/2018
Phân Tích Tin Tức Thị Trường Ngày 27/8/2019
10:24 27/08/2019
BẢNG TIN KINH TẾ, THỨ 3, 16/10/2018
08:58 16/10/2018