31/10: Đọc gì trước giờ giao dịch?
08:49 31/10/2018
Ông Trump dọa áp thuế 20% lên xe hơi nhập khẩu từ EU
16:36 26/06/2018
Đồng Yên tăng và thận trọng hơn trong giao dịch đầu năm mới
10:28 02/01/2019
Vietstock - Loạt bất lợi "bủa vây" kinh tế châu Âu
Kinh tế châu Âu duy trì tăng trưởng vượt bậc trong nhiều thập kỷ cho đến năm 2017. Sang năm 2018, tăng trưởng khu vực này được dự báo sẽ giảm tốc đáng kể khi phải vật lộn với loạt rào cản thương mại mới, tình hình bất ổn sau khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) - còn gọi là Brexit, cũng như những rắc rối chính trị làm suy yếu niềm tin vào đồng Euro và gây áp lực lên hệ thống ngân hàng, theo CNN.
Dự báo tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới của châu Âu sẽ xuống mức thấp nhất trong 4 năm. |
"Hàng loạt bất lợi lớn chủ yếu đến từ bên ngoài đang là nguyên nhân khiến quan ngại (tại châu Âu) tăng cao", Florian Hense, nhà kinh tế tại Ngân hàng Berenberg nhận định.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) sẽ giảm xuống còn 2% trong năm 2018, từ mức 2,5% của năm 2017. Sau năm 2017 tăng trưởng kinh tế vượt Mỹ, châu Âu một lần nữa tụt lại phía sau.
Một khảo sát mới công bố của IHS Markit, tăng trưởng kinh tế tháng 10 của eurozone ở mức thấp nhất trong vòng 2 năm qua. Khảo sát này cho thấy những xung đột thương mại trên toàn cầu đang làm giảm nhu cầu hàng hóa từ các nước trong khu vực. Dự báo tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới của khu vực này sẽ xuống mức thấp nhất trong 4 năm.
Chiến tranh thương mại
các doanh nghiệp châu Âu bị mắc kẹt trong căng thẳng thương mại Mỹ-Trung. |
Từ đầu tháng 6/2018, Mỹ chính thức áp thuế nhập khẩu mới đối với thép và nhôm từ châu Âu. Tuy nhiên, không chỉ vậy, các doanh nghiệp châu Âu bị mắc kẹt trong căng thẳng thương mại lớn hơn giữa Mỹ và Trung Quốc.
"Nhiều doanh nghiệp kinh doanh nguyên liệu đầu vào sản xuất hoặc sản phẩm phục vụ hoạt động sản xuất có thể chịu tác động gián tiếp từ căng thẳng thương mại", Stephen Brown, nhà kinh tế cấp cao tại Capital Economics cho biết.
Vấn đề lớn nhất nằm ở Đức - cường quốc xuất khẩu đã bắt đầu ghi nhận sự sụt giảm đáng kể trong hoạt động này. Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế nước này năm 2018 từ 2,7% xuống còn 1,8%. Khảo sát từ IHS Markit cũng cho thấy xu hướng giảm các đơn hàng từ nước ngoài và sự suy yếu của ngành công nghiệp ôtô của Đức.
Ngành công nghiệp ôtô Đức "ngấm đòn"
Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tiếp đe dọa sẽ áp thuế lên ôtô lắp ráp tại châu Âu nếu EU không nới lỏng các rào cản thương mại - Ảnh: Shutterstock. |
Các nhà sản xuất ôtô của Đức đang bắt đầu "ngầm đòn" từ căng thẳng thương mại toàn cầu, nối tiếp cú giáng từ loạt bê bối liên quan tới khí thải và sự trì trệ do hệ thống cấp chứng nhận phương tiện mới tại châu Âu.
Vào tháng trước, BMW đã đưa ra cảnh báo lợi nhuận giảm, một phần do "những xung đột thương mại quốc tế". Ngày 25/10, Diamler - công ty mẹ của Mercedes, báo cáo kết quả lợi nhuận giảm mạnh trong quý 3.
"Ngành công nghiệp ôtô và cả Daimler đang trong tình thế vô cùng thử thách", CEO Dieter Zetsche của công ty cho biết.
Ngành công nghiệp đóng góp lớn cho GDP của khu vực này cũng phải đối mặt với một nguy cơ khác khi Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tiếp đe dọa sẽ áp thuế lên ôtô lắp ráp tại châu Âu nếu EU không nới lỏng các rào cản thương mại.
Bất ổn từ Brexit
Theo dự kiến, Anh sẽ chính thức rời khỏi EU vào tháng 3/2019. Tuy nhiên, các công ty tại Anh và các nước khác tại châu Âu vẫn đang hoang mang về tương lai của mình sau thời hạn trên.
Ngày càng nhiều người quan ngại rằng Anh sẽ rời khỏi EU với một thỏa thuận mơ hồ và các nhà đầu tư, doanh nghiệp thậm chí còn hoang mang hơn thời điểm tháng 6/2016 - khi người dân Anh bỏ phiếu ủng hộ Brexit.
Với nhiều công ty, một Brexit mù mờ có thể còn tồi tệ hơn so với việc Anh rời EU mà không có thỏa thuận. BMW sẽ phải đóng cửa nhà máy Mini tại Anh ngay sau Brexit bởi không thể đảm bảo được nguồn cung cấp phụ tùng. Còn Jaguar cho biết bất ổn do Brexit là một trong những lý do công ty này cho 1.000 công nhân làm việc 3 ngày/tuần tới giáng sinh năm nay.
Các hãng hàng không cũng đối mặt với những xáo trộn lớn, còn các hãng bán lẻ thì được khuyên nên tích trữ hàng thực phẩm và thuốc men.
Rắc rối ở Italy
Thủ tướng Italy Giuseppe Conte cùng chính phủ của mình có 3 tuần để đưa ra các chỉ tiêu ngân sách mới - Ảnh: Skynews. |
Vấn đề chính trị cũng đang đe dọa tới ổn định kinh tế tại châu Âu. Đầu tuần này, Ủy ban châu Âu (EC) đã bác bỏ dự thảo ngân sách của Italy trong đó đề xuất mức thâm hụt tương đương 2,4% GDP, cao hơn nhiều so với cam kết đưa ra trước đó.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo kế hoạch trên có thể làm trầm trọng thêm vấn đề ngân sách của Italy và cho rằng nước này cần cắt giảm thâm hụt để giảm khối nợ đang cao hơn gấp đôi mức trần 60% cho phép của EU hiện nay. EC đưa ra thời hạn 3 tuần để chính phủ Italy đưa ra các chỉ tiêu ngân sách mới.
Các nhà đầu tư quan ngại rằng những căng thẳng giữa Italy và EC sẽ còn leo thang, làm gia tăng áp lực lên hệ thống ngân hàng vốn đang rất nhạy cảm của Italy và tạo thêm gánh nặng lên nền kinh tế nước này.
"Italy là nền kinh tế lớn thứ 3 tại eurozone, vì vậy tình hình tài chính của nước này là vô cùng quan trọng đối với toàn khối", Kathleen Brooks, giám đốc nghiên cứu tại Capital Index, cho biết.
Hoài Thu
Bài Viết Ngẫu Nhiên22:21 24/04/2024
13:55 29/01/2019
08:02 28/01/2019
08:53 25/01/2019
08:05 24/01/2019
08:33 23/01/2019
31/10: Đọc gì trước giờ giao dịch?
08:49 31/10/2018
Ông Trump dọa áp thuế 20% lên xe hơi nhập khẩu từ EU
16:36 26/06/2018
Đồng Yên tăng và thận trọng hơn trong giao dịch đầu năm mới
10:28 02/01/2019