Thị trường chứng khoán châu Á nhuốm sắc đỏ trong ngày thứ Ba (26/06), trong đó thị trường Trung Quốc và Hồng Kông dẫn đầu đà lao dốc ở khu vực này, khi nhà đầu tư lo ngại về tình trạng xung đột thương mại ngày càng leo thang giữa Trung Quốc và Mỹ.
Giảm ngày càng mạnh, Hang Seng bốc hơn hơn 500 điểm, Shanghai mất hơn 1.5%
Tính tới lúc 9h45 ngày thứ Ba (26/06), chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc sụt 41.18 điểm (tương ứng 1.44%) và chỉ số Shenzhen Composite mất 0.88%. Chỉ cần chỉ số này khép phiên hôm nay với mức giảm ít nhất 0.5% thì sẽ rơi vào phạm vi thị trường con gấu, tức giảm ít nhất 20% so với mức đỉnh 1 năm, dựa trên dữ liệu từ Dow Jones.
Trên thị trường Hồng Kông, chỉ số Hang Seng lùi 367.45 điểm (tương ứng 1.27%) khi tất cả các lĩnh vực (ngoại trừ viễn thông) đều suy yếu. Lĩnh vực bất động sản và xây dựng dẫn đầu đà lao dốc trong buổi sáng, sụt 2.2% khi cổ phiếu của công ty bất động sản Country Garden “bốc hơi” 6.92%.
Diễn biến trên thị trường chứng khoán châu Á lúc 9h45 giờ Việt Nam
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản hạ 130.42 điểm (tương ứng 0.58%) khi các lĩnh vực lớn chịu áp lực. Nhóm cổ phiếu công nghệ và xe hơi phần lớn đều trong phạm vi giảm điểm, trong đó các cổ phiếu blue-chip Toyota và SoftBank Group giảm tương ứng 0.47% và 2.56%.
Trên thị trường Hàn Quốc, chỉ số Kospi sụt 28.34 điểm (tương ứng 1.2%). Còn chỉ số ASX 200 của Australia hạ 29.8 điểm (tương ứng 0.48%).
Đà lao dốc của thị trường chứng khoán châu Á nói tiếp đà giảm của thị trường Mỹ. Căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và các nền kinh tế hàng đầu khác đã tác động tiêu cực đến chứng khoán Mỹ vào ngày thứ Hai (25/06), trong đó S&P 500 và Nasdaq Composite ghi nhận phiên giảm điểm mạnh nhất trong hơn 2 tháng.
Dow Jones đã khép phiên dưới mốc trung bình động 200 ngày lần đầu tiên kể từ tháng 6/2016.
Chứng khoán Mỹ trái chiều, Dow Jones giảm 7 phiên liên tục
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, chỉ số Dow Jones lùi 328.09 điểm (tương đương 1.33%) xuống 24,252.8 điểm, chỉ số S&P 500 mất 37.81 điểm (tương đương 1.37%) còn 2,717.07 điểm và chỉ số Nasdaq Composite sụt 160.81 điểm (tương đương 2.09%) xuống 7,532.01 điểm.
Trong ngày thứ Hai (25/06), Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Steven Mnuchin, cho biết trên mạng xã hội Twitter rằng: “Trên danh nghĩa của @realDonaldTrump (tài khoản twitter của Donald Trump), các câu chuyện về giới hạn đầu tư trên Bloomberg và WSJ đều là thông tin sai và giả mạo. Người tiết lộ thông tin không hề tồn tại hoặc không biết rõ về vấn đề này. Tuyên bố sẽ được đưa ra không nhắm cụ thể tới Trung Quốc, mà tới tất cả quốc gia cố gắng đánh cắp công nghệ của chúng tôi”.
Tuy nhiên, sau đó Peter Navarro, Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng, lại nói rằng chính quyền Mỹ không hề có kế hoạch áp giới hạn lên các khoản đầu tư nước ngoài. Thị trường chứng khoán Mỹ xóa bớt đà sụt giảm sau nhận định của ông Navarro.
Nhà đầu tư cho biết những nhận định của ông Navarro đã phần nào làm dịu tâm lý lo ngại của họ nhưng vẫn bày tỏ sự không chắc chắn về vấn đề thương mại.
Căng thẳng thương mại ngày càng leo thang giữa Mỹ và các đối tác thương mại đã khiến nhà đầu tư nhiều phen hoảng hồn. Thị trường lo ngại rằng một cuộc chiến thương mại có thể tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số đồng USD – thước đo diễn biến của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác – dao động ở mức 94.243 sau khi suy giảm trong phiên trước.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng nhẹ sau khi suy giảm trong ngày thứ Hai (25/06). Tuần trước, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cho biết sẽ nâng sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày. Giá dầu WTI tiến 0.21% lên 68.22 USD/thùng và giá dầu Brent cộng 0.19% lên 74.87 USD/thùng.
Bài Viết Ngẫu Nhiên22:21 24/04/2024
13:55 29/01/2019
08:02 28/01/2019
08:53 25/01/2019
08:05 24/01/2019
08:33 23/01/2019