Nến Tăng và Nến Giảm

  • Nến Tăng: Khi giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa và thân nến được thể hiện bằng màu trắng hoặc màu xanh lá.
  • Nến Giảm: Khi giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa và thân nến được thể hiện bằng màu đen hoặc màu đỏ.image

Thân Nến, Bóng Nến Trên và Bóng Nến Dưới

  • Thân Nến: Là khoảng hình chữ nhật ở giữa giá đóng cửa và giá mở cửa. Hay nói cách khác, là phần màu của nến sau khi được hình thành.
  • Bóng Nến Trên: Là đường mỏng nằm ở phía trên thân nến. Phần trên cùng của Bóng Nến Trên tương ứng với giá cao nhất của phiên giao dịch.
  • Bóng Nến Dưới: Là đường mỏng nằm ở phía dưới thân nến. Phần dưới cùng của Bóng Nến Dưới tương ứng với giá thấp nhất của phiên giao dịch.image


Nến Tăng

  • Trong các cuộc thảo luận về chiến thuật giao dịch một ngày (đặt lệnh từ sáng cho đến chiều thu về kết quả), người ta thường tập trung vào hai thời điểm quan trọng nhất của ngày hôm đó, đó là giá mở cửa và giá đóng cửa. Giá mở cửa và giá đóng cửa tạo ra phần thân nến, cho nên, phần quan trọng nhất của nến chính là thân nến.
  • Bằng cách nhìn vào một nến, người ta có thể nhanh chóng nói được liệu các Nhà Giao Dịch (Trader) nên chọn mua (nến xanh), hoặc liệu các Trader nên chọn bán (nến đỏ) cho cả ngày hôm đó.
  • Bằng cách nhìn vào kích thước của thân nến, Trader có thể biết rằng xu hướng tăng đang chiếm ưu thế thị trường (nến màu xanh - lớn), hoặc chỉ tăng một ít (nến màu xanh - nhỏ)
  • Tương tự, nếu Trader thấy một thân nến đỏ - lớn, họ sẽ cho rằng xu hướng giảm của thị trường có thể vượt trội hơn hẳn so với xu hướng tăng. Tuy nhiên, nếu là một thân nến đỏ - nhỏ, họ sẽ biết rằng xu hướng giảm chỉ hơn một ít so với xu hướng tăng.
  • Tóm lại, thân nến là tóm tắt của một giai đoạn giao dịch một cách trực quan, màu xanh - bên mua thắng phiên giao dịch, màu đỏ - bên bán thắng phiên giao dịch, và chiều cao của nến là khoảng giao động giá thị trường trong ngày.

Nến Giảm

  • Steve Nison (1994) cho rằng: “Để tạo ra được một nến tăng có nghĩa, một vài trader tin rằng thân nến phải dài hơn ít nhất gấp 3 lần thân nến trước đó”. Roads (2008) cho rằng: “Xác định vùng tạo ra bởi khoảng cách giữa giá mở cửa và giá đóng cửa, nếu nó chiếm 90% vùng tạo ra bởi giá cao nhất và giá thấp nhất, bạn sẽ có một cây nến tăng dài ”. Theo một định nghĩa khác: “Đó là khi giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, khi thân nến dài hơn mỗi bóng nến, khi thân nến dài hơn kích thước trung bình của các thân nến trước đó” (ThinksorSwim, 2001).

Nến Marubozu Tăng

  • Nến tăng cũng có nhiều dạng. Đầu tiên là nến tăng rất mạnh, gọi là Nến Marubozu Tăng. Từ “Marubozu” dịch gần đúng thì có nghĩa là “trọc” hoặc “ít tóc” (Rhoads, 2008, p. 74). Tức là cây nến đó không có bóng nến hoặc có rất ít. Đây là dạng mạnh nhất của loại nến tăng vì phe mua thắng ngay từ đầu đến cuối phiên, phe bán không thể đẩy giá thấp hơn giá mở cửa, đồng thời, giá đóng cửa kết thúc khi bên mua còn đang kiểm soát và có khả năng tiếp tục đẩy giá cao hơn nữa.image


Nến Marubozu Tăng Không Bóng Trên

  • Dạng này vẫn là dạng tăng tuy không bằng Nến Tăng Marubozu “Trọc”. Với nến này, trong phiên giao dịch, phe bán có thể đẩy giá xuống thấp hơn giá mở cửa để hình thành một đáy mới. Tuy nhiên, phe mua trở lại và chiếm ưu thế để đẩy giá lên cao đến cuối ngày. Nến này không có bóng trên, nên giá cao nhất trùng với giá đóng cửa của phiên giao dịch.image


Nến Marubozu Tăng Không Bóng Dưới

  • Đây là dạng cuối cùng của nến Marubozu. Nến này sau khi mở cửa thì giá tăng cao trong suốt phiên, không bao giờ giảm xuống mức giá mở cửa. Tuy nhiên, có một chút không thuận lợi cho bên mua, giá tăng đến một mức nào đó thì phe bán trở lại đủ mạnh để đẩy xuống thấp tạo thành giá đóng cửa.image


Nến Marubozu Giảm

  • Ngược lại, Nến Marubozu Giảm xuất hiện khi bắt đầu giá mở cửa và ngay lập tức xuất hiện một lực bán, và áp lực của bên bán duy trì suốt quá trình đến khi kết thúc phiên. Nến Marubozu Giảm không có bóng dưới và bóng trên. Đồng nghĩa với giá mở cửa tương ứng với giá cao nhất và giá đóng cửa tương ứng với giá thấp nhất.image


Nến Marubozu Giảm Có Bóng Trên

  • Sau khi bắt đầu giá mở cửa, trong phiên, bên mua đẩy giá cao hơn giá mở cửa và tạo ra bóng trên, tuy nhiên, bên bán giành hết phần ưu thế trong thời gian còn lại của phiên, và bên bán đẩy giá xuống mạnh, tạo ra giá đóng cửa cũng là giá đáy.image


Nến Marubozu Giảm Có Bóng Dưới

  • Mặc dù vẫn là nến giảm mạnh, nến này vẫn không mạnh bằng Nến Giảm Marubozu “Trọc”, vì trong phiên giao dịch, bên mua đã có thể kháng cự lại bên bán, do đó đẩy giá đóng cửa cao hơn giá thấp nhất.
  • Thông thường, chỉ với một cây nến không đủ thông tin để tiến hành giao dịch. Tuy nhiên, vẫn có một vài mô hình một nến đơn có thể xác nhận được đường hỗ trợ - kháng cự, một xu hướng, khả năng phá ngưỡng hay di chuyển trung bình.image


Nến Tăng Xác Nhận Vùng Hỗ Trợ

  • Đường Hỗ Trợ màu xanh dương được xác nhận bởi các cây Nến Tăng dài. Từ đó, ta có thể suy ra bên phe mua đang kiểm soát hoàn toàn thị trường ở mức giá quanh đường hỗ trợ. Nếu là một Trader kinh nghiệm, sẽ nhận ra hai nến tăng mạnh sẽ tạo ra mô hình đáy đôi.image

Nến Giảm Xác Nhận Đường Kháng Cự

  • Biểu đồ bên dưới cho thấy, mỗi khi chạm vào Đường Kháng Cự màu xanh dương, phe bán sẽ nhảy vào tạo ra nến giảm mạnh làm giá đi xuống khỏi Đường Kháng Cự. Từ đó, suy ra được phe mua không thể đẩy giá ra khỏi Đường Kháng Cự hoặc pha mua bị áp đảo bởi áp lực của phe bán.image

Nến Tăng Xác Nhận Xu Hướng Tăng

  • Biểu đồ bên dưới cho thấy, mỗi lần chạm Đường Xu Hướng Tăng màu xanh dương, thì một nến tăng mạnh được tạo ra. Phe mua cố gắng mua tại đường xu hướng này và không làm cho đường xu hướng này bị phá. Tương tự, phe bán không sẵn sàng hoặc không thể bán tại vùng xu hướng tăng, do đó đường này được giữ vững.image

Nến Giảm Xác Nhận Xu Hướng Giảm

  • Nhận thấy ở biểu đồ bên dưới, khi giá di chuyển lên cao và chạm Đường Xu Hướng Giảm màu xanh dương, thì xuất hiện nến giảm mạnh. Thực tế, mỗi nến giảm mạnh tại Đường Xu Hướng Giảm sẽ đưa giá sau này xuống thấp hơn trong ít nhất một tuần.image

Nến Tăng Xác Nhận Đường Trung Bình

  • Nến Tăng có thể dùng để xác nhận giá trị của Đường Trung Bình (moving average - MA). Ở biểu đồ bên dưới, Đường Trung Bình Đơn Giản (simple moving average - SMA) được xác nhận nhiều lần bởi các cây nến tăng dài. Mỗi khi giá chạm vào đường SMA, phe mua xuất hiện đẩy giá cao lên và tạo ra xu hướng tăng mạnh trước khi đường này quay trở về lại Đường Trung Bình, sau đó lại tiếp tục tăng.image

Nến Tăng Phá Ngưỡng Kháng Cự

  • Khi xuất hiện một nến tăng mạnh đi qua Đường Kháng Cự là dấu hiệu nhận thấy Đường Kháng Cự sắp bị phá vỡ. Hơn nữa, vào thời điểm có khối lượng giao dịch lớn, một nến tăng mạnh đi xuyên Đường Kháng Cự cho thấy tín hiệu của xu hướng tăng đang được hình thành, phe bán không thể chống lại áp lực của bên mua và xu hướng sau đó hầu như là tăng.image

Nến Giảm Phá Đường Hỗ Trợ

  • Biểu đồ bên dưới cho thấy nến đâm xuyên qua Đường Hỗ Trợ và kết thúc phiên bên dưới Đường Hỗ Trợ. Ở trường hợp trong hình, nến này là Nến Marubozu Giảm Không Có Bóng Dưới, nghĩa là phe bán đẩy giá thấp nhất nhất của xu hướng, phe mua không thể hoặc không sẵn sàng nhảy vào để mua lại như trước đây. Đây là dấu hiệu cho thấy xu hướng giảm liên tục xuất hiện trong khoảng thời gian tiếp theo. Trong một vài trường hợp, nếu Nến Tăng về sau không thể cao hơn Đường Hỗ Trợ thì Đường Hỗ Trợ chuyển thành Đường Kháng Cự.image

Nến Tăng Tạo Đường Hỗ Trợ Mới

  • Đôi lúc, có một lực mạnh khiến giá đi lên hình thành một nến tăng dài quá mức, quá mạnh, quá nhanh và quá mua. Tuy nhiên, có đôi lúc nến tăng mạnh tạo một khoảng giá hỗ trợ ở đây. Biểu đồ dưới cho thấy, nến tăng dài tạo ra hai Đường Hỗ Trợ. Như đã nói từ trước, một cây nến tăng được xác định khi giá ở mốc mà nơi bên mua chiếm ưu thế và bên bán vẫn chưa sẵn sàng đẩy giá xuống. Sau một khoảng thời gian tiếp theo, giá lại tiếp tục chạm mốc đó một lần nữa, khi đó, Đường Hỗ Trợ mới được hình thành.image

Nến Giảm Tạo Đường Kháng Cự Mới

  • Nến giảm dài thường là do quá bán và do đó tạo ra sự đảo chiều. Tuy nhiên, giá mở cửa của một nến giảm dài có thể được xem là một Đường Kháng Cự mới. Từ một nến giảm mạnh, có thể suy ra phe bán chiếm ưu thế tại giá mở cửa của nến. Thêm vào đó, bên mua không thể hoặc không sẵn sàng mua, do đó bên bán dễ dàng và không gặp trở ngại gì để đẩy giá đi xuống. Nếu giá bắt đầu quay lại di chuyển lên cao và chạm mốc được hình thành bởi nến giảm mạnh trước đó, Đường Kháng Cự mới được hình thành.image

TAGS :


Bài Viết Ngẫu Nhiên