- Như chúng ta đã biết Breakout là hiện tượng thường xảy ra giữa lúc chuyển tiếp của 2 trạng thái thị trường từ Sideway sang Xu Hướng hoặc Đảo Chiều Xu Hướng. Tôi sẽ phân ra làm 3 dạng chủ yếu thường gặp và 2 phương án giao dịch cho mỗi dạng như vậy: (Trong bài viết tôi sẽ nói về Breakout và giảm giá, các bạn có thể hiểu ngược lại đối với Breakout và tăng giá)

  • Dạng 1: Breakout khỏi vùng Sideway thông thường. Đây là dạng phổ biến nhất, vì cứ mở Chart lên là các bạn lại thấy vài vùng Sideway như thế này.

image

 - Phương án 1: Các bạn có thể đặt Sell Stop ở bên dưới vùng giá Sideway. Stop Losstrên Đỉnh gần nhất (gần giống với Cách Giao Dịch Theo Xu Hướng đấy các bạn). Take Profit thì thường sẽ bằng khoảng giá của vùng Sideway như hình trên. Tôi xin được nhấn mạnh lại là thông thường Take Profit sẽ để bằng khoảng giá của vùng Sideway, nhưng chắc cú nhất là các bạn nên nhìn sang bên trái để tìm Vùng Hổ Trợ gần nhất mà để Take Profit ở đó cho an toàn.
- Phương án 2: Đây là phương án mà tôi cũng hay sử dụng. Đó là các bạn kiên nhẫn chờ đợi cho giá Breakout ra khỏi Vùng Sideway một cách rỏ ràng. 80% những trường hợp Breakout đều sẽ có 1 đợt giá Pull Back (quay lại) test lại khu vực vùng giá Sideway mà nó vừa Breakout, đây chính là cơ hội cho các lệnh Sell Limit phát huy công dụng của nó. Stop Loss và Take Profit cũng giống phương án 1.

  • Dạng 2: Breakout khỏi trendline. Dạng này cũng thường hay bắt gặp.

image

- Phương án 1: Các bạn đặt Sell Stopphía dưới Trendline tăng. Stop Losstrên Đỉnh gần nhất. Take Profit ở Đáy gần nhất.
- Phương án 2: Các bạn chờ đợi giá Breakout khỏi Trendline rỏ ràng và đặt lệnh Sell Limit ở khu vực Trendline. Chúng ta sẽ chờ 1 đợt Pull Back test lại Trendline vừa phá. Stop Loss và Take Profit cũng để giống với phương án 1.

  • Dạng 3: Breakout khỏi Mô Hình Giá. Tôi vẫn sử dụng Mô Hình Cái Nêm để làm ví dụ bởi vì đây là dạng Mô Hình Giá phổ biển thường bắt gặp nhất.

image

 - Phương án 1: Các bạn đặt Sell Stop ở phía dưới đường Trendline phía dưới. Stop Loss ở trên Đỉnh gần nhất hoặc ở phía trên của đường Trendline phía trên. Take Profit thông thường sẽ bằng đoạn giá từ A→B mà tôi đã kí hiệu trong hình trên. Tôi xin nhắc lại là thông thường sẽ bằng đoạn A→ B nhưng để chắc chắn hơn các bạn có thể để Take Profit Đáy gần nhất (tôi có đánh dấu bằng đường Line màu đỏ trong hình trên).
- Phương án 2: Các bạn sẽ phải kiên nhẫn chờ đợi giá Breakout khỏi Mô Hình Giá rỏ ràng. Sau đó đặt Sell Limitsát đường Trendline phía dưới mà giá vừa Breakout và chờ giá Pull Back về lại đường Trendline này. Stop Loss và Take Profit các bạn có thể để như phương án 1.
- Cho dù các bạn chọn phương án 1 hay 2, kĩ năng vào lệnh tốt cỡ nào đi chăng nữa thì nếu gặp phải quả False Breakout thì cũng banh xác. Đây là rủi ro khó tránh khỏi của chiến lược giao dịch khi giá Breakout.
Để tối ưu hóa chiến lược này tôi xin chia sẻ với các bạn chút ít kinh nghiệm mà tôi có được trong quá trình giao dịch. Thường những đoạn thị trường nào Sideway càng lâu thì Breakout càng mạnh và gần như sẽ không có đợt Pull Back nào cả. Các bạn cân nhắc kĩ lưỡng để vào lệnh cho hợp lí.
Đến đây tôi xin được kết thúc bài học ngày hôm nay về Cách Giao Dịch Khi Breakout. Ở bài học tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Mô Hình Nến là gì? sẽ có trong loạt bài vế Khóa Học Price Action || Bài 11: Mô Hình Nến

TAGS :


Bài Viết Ngẫu Nhiên