Khi bắt đầu giao dịch, tất cả những tôi có thể biết chính là dựa trên biểu đồ thời gian. Rất lâu sau đó, tôi mới được nghe và có suy nghĩ về những loại biểu đồ khác và có thể sử dụng đem lại nhiều hiệu quả hơn. Một phần cũng là do nền tảng MetaTrader4, đây là nền tảng mà hầu hết các Trader Forex đều sử dụng khi họ bắt đầu giao dịch, nó không cung cấp cho bạn biểu đồ nào khác. Nhưng nếu bạn nhìn vào ứng dụng Sierra Chart sẽ thấy rất nhiều loại biểu đồ khác nhau để có thể phân tích giá của thị trường.
Đương nhiên, mỗi biểu đồ có một lợi thế và yếu điểm riêng của nó, tất nhiên, không bao giờ có cái gọi là Chén Thánh. Chúng ta cần phải học cách đọc đúng loại biểu đồ chúng ta muốn sử dụng và phải hiểu rõ về bản chất cốt lõi của nó.
Đầu tiên, tôi chuyển sang Renko Bars, biểu đồ này đơn giản chỉ là vẽ một nến mới khi số pips lên hoặc xuống trong mức giá mà chúng ta quy định.
Nếu nhìn vào biểu đồ, chúng ta sẽ thấy những ô vuông có kích thước bằng nhau. Và kích thước của mỗi ô này được tính bằng số pip di chuyển mà chúng ta quy ước. Biểu đồ này sẽ cung cấp cho chúng ta thấy được cái nhìn về Kháng Cự và Hỗ Trợ cũng như các mô hình giá dễ dàng hơn do không còn giá trị TimeFrame - giá trị thời gian ở trong biểu đồ nữa
Tuy nhiên, nếu chúng ta gặp phải trường hợp thị trường “bay hơi”, biểu đồ Renko Bars có thể vẽ lên biểu đồ một loạt các nến liên tục khác nhau, làm cho chúng ta bị “khựng” lại và không biết nên xử lý thế nào. Ngoài ra, một điều nữa tôi không thích ở biểu đồ Renko Bars này là vào những ngày có khối lượng giao dịch thấp, thị trường sẽ ra rất nhiều tín hiệu giả và không cung cấp cho tôi bất cứ tín hiệu nào để giao dịch.
Từ đó, tôi cần một loại biểu đồ khác rõ ràng hơn là biểu đồ Renko Bars, có khả năng dự đoán tốt hơn một chút và quan trọng nhất, là biểu đồ đó có thể thích nghi với điều kiện thị trường bị thay đổi.
Trong ứng dụng Sierra Chart, có một biểu đồ được gọi là “Number Of Trades Per Bar” - Số lượng giao dịch trên mỗi thanh nến. Đây là biểu đồ có thể đáp ứng đầy đủ những gì chúng ta tìm kiếm. Biểu đồ này không được phổ biến trên thị trường Ngoại Hối Forex, thay vào đó, nếu bạn nào tham gia ở thị trường Futures sẽ biết rất rõ về nó. Trong thị trường Future, các giao dịch mang tính tập trung và toàn cầu, mọi giao dịch đều đi vào một thị trường nhất định, được đăng ký tài sản giao dịch tương ứng với một khối lượng nhất định và thông tin này có thể truy cập bởi tất cả mọi người.
Biểu đồ Tick Chart sẽ đếm số giao dịch, từ các giao dịch này sẽ dẫn đến những “lần nhảy giá”. Và nếu bạn sử dụng 333 ticks cho một thanh nến, thứ cứ sau 333 giao dịch (333 lần nhảy giá) thì biểu đồ hoàn thành xong 1 thanh nến.
Thời gian không có vai trò gì trong biểu đồ Tick Chart cả, trong những khoảng thời gian có khối lượng giao dịch cao, những lúc vào phiên hoặc ra tin tức, các thanh nến sẽ xuất hiện liên tục, có khi 1 phút mỗi thanh nến 333 ticks. Nhưng bù lại, vào những giờ “mây yên gió lặng” thì đôi khi phải mất vài tiếng đồng hồ mới hoàn thành xong 1 thanh nến.
Lưu ý, bạn không được nhầm lẫn Tick Chart và biểu đồ khối lượng (Volume Bars). Khối lượng không đóng một vai trò gì trong việc hình thành biểu đồ Tick Charts cả, vì một giao dịch thì vẫn là một giao dịch, cho dù nó có khối lượng là 0.01 hay 500 lots đi chăng nữa.
Có một chuyện thú vị mà bạn có thể quan sát, trong một số thời điểm nhất định trong ngày, mỗi một thanh nến trong Tick Charts sẽ đóng cửa với khối lượng giống nhau. Mà khoan, đó là một câu chuyện khác nữa. Bây giờ chúng ta xem qua một vài hình ảnh
Nhìn không khác gì mấy, đúng không? Bây giờ chúng ta so sánh nhé, bên trái là biểu đồ Ticks Chart 333 và bên phải, là biểu đồ có TimeFrame là M5
Nhìn vào 2 thanh nến được tôi đánh dấu màu hồng trên biểu đồ, đây là 2 thanh nến cùng thời điểm. Như bạn thấy, trong khi biểu đồ Ticks Chart bên trái thể hiện rất nhiều nến lên xuống khác nhau và rất nhiều cơ hội để vào lệnh, còn bên phải là khung thời gian M5 sẽ khiến bạn khựng lại trong cơn bão của tin tức. Thế còn M1 sẽ trông như thế nào?
Bây giờ 2 biểu đồ này bạn nhìn vào có thể thấy tương đối giống nhau nhiều rồi, và tại sạo chúng ta lại không giao dịch chỉ với khung thời gian M1 mà vẫn phải sử dụng Ticks Chart? Lý do là như sau:
Như bạn có thể thấy, biểu đồ Ticks Chart chỉ vẽ ra có 9 thanh nến trong khoảng 7 giờ trong những lúc thời gian có biến động thấp, mang đến cho chúng ta một cái nhìn về thị trường cực kỳ sạch sẽ, trong khi biểu đồ M1 vẽ rất rất nhiều thứ khủng khiếp mà không biết phải bắt đầu giao dịch từ đâu. Tất nhiên bạn có thể nói rằng “chúng ta không nên giao dịch vào những thời điểm chưa vào phiên” - đặc biệt đối với các bạn giao dịch theo trường phải Scalp.
Để có thể kiếm được tiền từ Forex, dĩ nhiên chúng ta phải bắt được xu hướng, cho dù bằng phương pháp nào đi chăng nữa. Nhưng chúng ta làm sao biết được khi nào giá bắt đầu đi vào vùng cùng cổ, hoặc ra những tín hiệu giả, thậm chí tệ hơn là thị trường không di chuyển như cách mà chúng ta nghĩ?
Đây là lúc mà biểu đồ Ticks Chart được xem là “nắm trùm”, vì biểu đồ này không có ảnh hưởng bởi biến cố thời gian.
Nếu thị trường đang chuyển động quá nhanh, thị trường quá “náo loạn”, chúng ta có thể so sánh Ticks Chart với M1 hoặc thậm chí là 30s. Nhưng khi mọi thứ trở nên chậm chạp hơn, ì ạch hơn thì chúng ta bắt đâu quan sát và so sánh Ticks Chart ở các biểu đồ M5, M15, M30, H1 hoặc nhiều hơn nữa.
Biểu đồ Ticks Chart thực sự cung cấp cho bạn được sự cơ động và nhạy bén với giá cửa thị trường, loại bỏ được rất nhiều tín hiệu bị nhiễu và những tiếng ồn ào “khó chịu” của thị trường.
Nhưng dù gì đi nữa, một điều gần như không bao giờ xảy ra với bạn đó là bạn không phải đứng ở bên ngoài thị trường lúc đang có “bão”. Đối với M5, chúng ta phải đợi đến 5 phút để có thể biết được thanh nến đó ra sao và có nên nhập lệnh hay không và thường những thanh nến khổng lồ sẽ xuất hiện trong cơn “bão”. Còn trên biểu đồ Ticks Chart, bạn sẽ có nhiều thanh nến hơn và hầu như bạn sẽ không thấy những thanh nến khổng lồ như M5, tất nhiên, bạn cũng sẽ có nhiều cơ hội để vào lệnh hơn nữa chứ!
Có 2 lý do để tôi giao dịch trên biểu đồ Ticks Chart:
Với 2 yếu tố này sẽ giúp bạn giao dịch đơn giản hơn rất nhiều, giúp bạn có nhiều niềm tin hơn. Đối với biểu đồ Ticks Chart, bạn chỉ cần chuyển sang khung thời gian bình thường là bạn có thể so sánh và đánh dấu những vùng Kháng Cự, Hỗ Trợ quan trọng.