Xin chào các anh chị và các bạn, hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về Cách Giao Dịch Theo Xu Hướng trong loạt bài về Khóa Học Price Action của Azinvex. Trong phần II này tôi sẽ chỉ nói về Xu Hướng tăng, nhưng các bạn có thể hiểu ngược lại đối với Xu Hướng giảm.
2. Xác định Vùng Điều Chỉnh.
3. Chờ đợi giá di chuyển về Vùng Điều Chỉnh: Điều bạn cần làm ở bước này là “Không Làm Gì Cả”. Kiên nhẫn chờ đợi giá tiến về Vùng Điều Chỉnh và bắt đầu hình thành Đáy mới.
Khi giá tiến về Vùng Điều Chỉnh cũng đồng nghĩa với Sóng Điều Chỉnh đã hình thành. Như tôi đã nói ở đầu bài học chiến lược của chúng ta là Buy ở Đáy - tức là Buy ở Điểm kết thúc của Sóng Điều Chỉnh. Muốn xác định được đâu là điểm kết thúc của Sóng Điều Chỉnh thì các bạn cần mở TF phụ để xem. Lúc này, Sóng Điều Chỉnh của Xu hướng tăng trên TF chính cũng là Xu Hướng Giảm ở TF phụ (ngược hướng với Xu Hướng chính) - đây là lí do tôi khuyến nghị các bạn nên dùng 2 TF là vậy. Chúng ta có thể nói rằng Sóng Điều Chỉnh cũng là một Xu Hướng. Cách để xác định một Xu Hướng kết thúc/bị phá vỡ có trong bài học trước. Các bạn nên ôn bài thật kĩ trước khi nghe tôi nói tiếp!
Việc tìm điểm kết thúc của Sóng Điều Chỉnh trong Xu Hướng tăng ở TF chính tức là tìm điểm kết thúc của Xu Hướng giảm ở TF phụ.
Đến đây, có một vấn đề mà tôi nghĩ các bạn sẽ thắc mắc. Bởi vì xuyên suốt bài học tôi đã từng nói việc một Xu Hướng kết thúc không có nghĩa là Xu Hướng sẽ đảo chiều.
Vì vậy để xác định Xu Hướng có đảo chiều hay không chúng ta cần thêm 1 yếu tố nữa. Đó là 1 vài mô hình giá quen thuộc ví dụ như: Mô hình 2 đỉnh/hoặc 2 đáy, mô hình 3 đình/hoặc 3 đáy. Ở đây tôi lấy vd Mô Hình 2 Đáy: Giá tạo Đáy (f) rồi tăng lên nhưng không vưọt qua được Đỉnh (e) lại tiếp tục giảm xuống để tạo Đáy (h) không thấp hơn Đáy (f). Chiến lược sẽ như hình bên dưới:
Trường hợp nếu không có bất kì 1 Mô Hình Giá nào xuất hiện và giá di chuyển bình thường. Đường giá đi lên và vượt qua Đỉnh (e) tạo Đỉnh mới (g) cao hơn Đỉnh (e), rồi tiếp tục điều chỉnh hồi xuống để tạo Đáy mới (h). Chiến lược sẽ như hình bên dưới:
Tôi xin chia sẻ với các bạn 1 điều nhỏ mà tôi hay sử dụng khi trading với chiến lược Buy Stop hay Sell Stop. Đó là các điểm Entry của tôi thường để cách xa Đỉnh/Đáy khoảng 10 pips (đối với TF chính Daily) và khoảng 5 pips (đối với TF chính H1), các điểm Stop loss cũng giống vậy. Làm vậy là để tránh những trường hợp bất ngờ xảy ra và giá có thể hit Entry xong quay đầu hoặc hit Stop loss trước khi Take Profit.
Chúng ta sẽ kết thúc bài học hôm nay tại đây. Các bạn hãy thực hành Back test cho thuần thục trước khi học Phần III tiếp theo . Ở phần III chúng ta sẽ làm rõ hơn vấn đề về Đảo Chiều Xu Hướng trong Bài 7: Giao Dịch Theo Xu Hướng III của loạt bài về Khóa Học Price Action.