Rất nhiều Trader Forex sử dụng Pivot Points và thậm chí có thể sử dụng nó để có thể kết hợp với các mức kháng cự và hỗ trợ trong chiến lược giao dịch Forex của mình. Tôi đã có giới thiệu Indicator này trong Khóa Học Forex Cơ Bản Miễn Phí của AZINVEX, chỉ cần đăng ký tài khoản và đăng nhập là có thể xem được Khóa Học Forex ngay lập tức

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thêm về 5 loại Pivot Points khác nhau - Standard Pivot Points, Woodie's Pivot Points, Camarilla Pivot Points, Fibonacci Pivot Points Demark Pivot Points. Tôi sẽ xác định từng loại, so sánh và đối chiếu cụ thể

Khái niệm cơ bản về Pivot Points

Vậy, Pivot Points là gì? Cách sử dụng Pivot Points sẽ như thế nào? Các Trader Forex sử dụng Pivot Point để xác định các vùng hỗ trợ hoặc kháng cự tiềm năng ở tương lai. Chúng đo lường mức độ phản ứng của hành động giá. Ngoài ra, các điểm Pivot Points sẽ giúp các Trader đánh giá được thị trường trong một khoảng thời gian nhất định

Pivot Points ban đầu được sử dụng bởi các Trader Future Market (Thị trường tương lai). Đa số bạn có thể thấy, hầu hết các Trader đều là những nhà đầu tư ngắn hạn, nhiều Trader sẽ sử dụng mức giá cao nhất, thấp nhất, mở cửađóng cửa của ngày trước đó. Điều này sẽ giúp họ xác định được các mức giá quan trọng trong ngày và quan sát được các cản tiềm năngtương lai của thị trường. Các mức cản Pivot Points có thể áp dụng được ở thị trường chứng khoán, FutureForex.

Khi có một khối lượng giao dịch tăng cao đột biến trong thị trường, thì cản Pivot Points nhiều khả năng sẽ bị hiện tượng Breakout và ngược lại, khi có khối lượng giao dịch giảm đi, chúng ta sẽ thấy những hành động giá giữa các cản của Pivot Points

Pivot Points được coi là Indicator hàng đầu vì khả năng tiên đoán của nó rất chất chính xác. Nhiều Trader Forex rất thích sử dụng Pivot Point kết hợp với các mức cản truyền thống để xác nhận độ tin cậy của cản giá đó, Tuy nhiên, một số người vẫn tin rằng chỉ sử dụng Pivot Points là đủ bởi vì đây là một chỉ báo dự báo tương lai của thị trường. Tùy theo nhận định của mỗi người, miễn là phương pháp đó có thể kiếm tiềm từ Forex, các Trader vẫn sẽ tiếp tục sử dụng nó để giao dịch.

Giao dịch với Pivot Points

Khái niệm về Hỗ Trợ và Kháng Cự là một trong những khái niệm quan trọng nhất khi tham gia giao dịch Forex. Tôi cũng để cập rất rõ điều này trong Khóa Học Forex Cơ Bản. Giao dịch mà không biết nơi nào sẽ là những điểm giá tiềm năng giống như bạn nhảy dù mà không có dù. Sớm hay muộn, điều này sẽ làm cháy tài khoản của bạn. Pivot Point là một công cụ có thể giúp các Trader nhận ra được các mức giá mong đợi mà Trader hy vọng sẽ có sự đột biến ở đó. Lưu ý rằng, rất rất nhiều Trader sử dụng các mức cản để đặt Stop Loss và Take Profit.

Các Trader Scalp, giao dịch trong khoảng thời gian cực ngắn 5, 10, 15 phút rất thích sử dụng mức cản giá này. Bởi vì đối với khung thời gian thấp, thì các cản ngày trong Pivot Point là một mức cản rất mạnh. Tuy nhiên không chi có thế, giao dịch với Pivot Points không phải chỉ dành cho các Trader đánh Scalp. Nhiều Trader trung hạnSwing Trader cũng sử dụng, nhưng họ sẽ xét Pivot Points trên khung thời gian hàng tuần hoặc hàng tháng.

Mặc dù có rất nhiều phương pháp khác nhau để kết hợp vào chiến thuật giao dịch của bạn, có 3 chiến lược phổ biến để giao dịch với Pivot Points. Đầu tiên là sử dụng các mức cản để giao dịch theo Breakout, thứ 2 là giao dịch khi giá bật lại ở các cản này và cuối cùng, các Trader sử dụng nó như một cơ chế chốt lời và dừng lỗ.

Hãy nhìn qua một vài ví dụ, ví dụ đầu tiên là giao dịch Breakout với Pivot Points

pivot point 1

Ở biểu đồ bên trên, bạn sẽ để ý vùng giá hình tròn với một cây nến giảm to đột biến, phá vỡ mức cản Support 1 - S1đóng cửa bên dưới. Điều này là tín hiệu để xác nhận hiện tượng Breakout.

Ví dụ kế tiếp, chúng ta sử dụng Pivot Points trong đảo chiều xu hướng:

pivot point 2

Biểu đồ trên sẽ cho bạn thấy khả năng đảo chiều của Pivot Points sẽ như thế nào. Bạn sẽ thấy rằng giá di chuyển tăng dần và đến mức giá này, chúng ta thấy một tín hiệu nến cây búa đảo ngược. Và tiếp theo đó, là một mô hình nến Evening Star được hình thành. Giá có một giai đoạn kiểm tra mức Pivot Point và giảm mạnh về sau.

Standard Pivot Points

Pivot Points truyền thống (Standard Pivot Points) còn được gọi là Floor Pivot Points hoặc Classic Pivot Points. Các thuật ngữ này sử dụng để thay thế cho nhau, nhưng điều bạn cần nhớ là dù gì đi nữa, đây là loại Pivot Points được nhiều người sử dụng nhất.

Việc tính toán trên Standard Pivots bắt đầu với một đường cơ sở Pivot Points (P). Bạn có thể dễ dàng tính toán (P) bằng cách lấy giá cao nhất, thấp nhất, và đóng cửa chia cho 3. Đây là mức cản trung tâm giữa 2 mức hỗ trợ (S1, S2) và hai mức kháng cự (R1, R2).

Pivot Point (P) = (High + Low + Close) / 3

Một khi cản Pivot Points (P) đã được xác nhận, chúng ta sẽ tiếp tục tính các giá trị khác.

Để tính mức hỗ trợ đầu tiên (S1), chúng ta sẽ nhân giá trị của (P) lên 2 và trừ giá trị đó cho mức giá cao nhất của ngày hôm qua

S1 = (P X 2) – Giá cao nhất của ngày hôm qua

Tiếp theo, chúng ta sẽ nói đến việc tính kháng cự đầu tiên (R1)

R1 = (P X 2) – Giá thấp nhất của ngày hôm qua.

Bây giờ, chúng ta có mức hỗ trợ và kháng cự đầu tiên, tiếp theo, chúng ta sẽ tính mức hỗ trợ và kháng cựmức thứ 2.

S2 = P – (High – Low)
R2 = P + (High – Low)

pivot point 3

Biểu đồ ở trên cho thấy 5 ngày thị của thị trường EURUSD trên khung thời gian 15 phút. Chỉ báo Standard Pivot Points được đánh dấu trên biểu đồ bằng màu xanh lá cây. Các mức hỗ trợ được đánh dấu bằng màu đỏ và các mức (P) được đánh dấu bằng màu đen. Chúng ta hãy lưu ý ở những khu vực này, giá đã phản ứng rất nhiều

Woodie's Pivot Points

Bây giờ chúng ta chuyển sang Woodie's Pivot Points. Woodie's Pivot Point được tính bằng công thức bên dưới:

R2 = P + (High – Low)
R1 = (2 X P) – Low
P = (High + Low) + (2 x Close) / 4
S1 = (2 X P) – High
S2 = P – (High + Low)

Bạn có thể thấy rằng, Woodie' Pivot Points rất khác với Standard Pivot Points. Một trong những đặc biệt chính là công thức của Woodie tập trung nhiều hơn vào Giá Đóng Cửa (Close). Lưu ý rằng, P được tính bằng việc x 2 giá trị của giá đóng cửa, cộng thêm giá cao nhất và thấp nhất, chia 4, sẽ ra được mức P.

Camarilla Pivot Points

Camarilla Pivot Point được phát minh bởi Nick Scott vào cuối năm 1980. Indicator này giống với Woodie ở chỗ chúng sử dụng giá đóng cửa của ngày hôm trước rồi tính toán các mức độ giá

Nhưng thay vì 2 mức hỗ trợ và kháng cự truyền thống, S1, S1, R1, R2, Camarilla có đến 4 mức hỗ trợ và kháng cự kháng nhau. Tổng cộng, chúng ta sẽ có 9 cấp độ khác nhau của Camarilla. Ngoài ra, Camarilla được tính theo một hằng số đặc biệt

R4 = Close + ((High -Low) x 1.5000)
R3 = Close + ((High -Low) x 1.2500)
R2 = Close + ((High -Low) x 1.1666)
R1 = Close + ((High -Low x 1.0833)
P = (High + Low + Close) / 3
S1 = Close – ((High -Low) x 1.0833)
S2 = Close – ((High -Low) x 1.1666)
S3 = Close – ((High -Low) x 1.2500)
S4 = Close – ((High-Low) x 1.5000)

Bạn có thể thấy, có tổng cộng 4 mức kháng cự và 4 mức hỗ trợ khác nhau, Nhiều nhà giao dịch đặc biệt sử dụng các biến động giá tại mức R3 hoặc S3.

Fibonacci Pivot Points

Các nghiên cứu về Fibonacci Retracements, Extensions, Projections rất phổ biến trong thị trường Forex. Các mức Fibonacci mà các Trader thường quan sát là ở mức 38.2% hoặc 61.8%.

Nhưng bạn có biết rằng, bạn có thể kết hợp các mức Fibonacci này vào Pivot Points không? Trên thực tế, nó khá giống với Standard Pivot Point:

R1 = P + (.382 * (High – Low))
R2 = P + (.618 * (High – Low))
R3 = P + (1 * (High – Low))
P = (High + Low + Close) / 3
S3 = P – (1 * (High – Low))
S2 = P – (.618 * (High – Low))
S1 = P – (.382 * (High – Low))

Demark Pivot Points

Demark Pivot Points được công bố bởi Tom Demark, một nhà phân tích kỹ thuật nổi tiếng. Demark Pivots Points rất khác với các loại Pivot Points mà tôi đã nói ở trên.

Demark sử dụng thêm số X để tính mức kháng cự và đường hỗ trợ:

Nếu Close > Open, thì X = (2 x High) + Low + Close
Nếu Close < Open, thì X = High + (2 x Low) + Close
Nếu Close = Open, thì X = High + Low + (2 x Close)
Pivot Point = X/4
R1 = X/2 – Low
S1 = X/2 – High

Demark Pivot Points chú trọng nhiều hơn vào hành động giá của phiên trước.

TAGS :


Bài Viết Ngẫu Nhiên