Thị trường Forex luôn luôn di chuyển, có thể nó đi lên, có thể nó đi xuống và cũng thể là đi ngang. Nhưng cách chính để có thể hiểu được các chuyển động giá này là phân tích hành động giá - Price Action. Và những vị trí mà giá của thị trường bật ngược lên hoặc bật xuống thì người ta gọi là Hỗ TrợKháng Cự.
Các mức Hỗ Trợ Kháng Cự được hình thành dựa trên cơ sở của việc phân tích kỹ thuật, giúp chúng ta có một cái nhìn trong khuôn khổ và có thể hiểu được thị trường. Đối với các Trader, mức Hỗ Trợ Kháng Cự sẽ giúp họ có thể ước chừng được mức Stop Loss Take Profit cho hợp lý. Nhưng, quan trọng hơn là những mức cản này sẽ giúp chúng ta hiểu được thị trường Forex đang muốn gì, làm gì và sẽ đi như thế nào.
Trong bài viết này, tôi không chỉ cho bạn thấy cách vẽ mức Hỗ TrợKháng Cự thế nào cho đúng mà còn đi sâu vào bản chất của chúng được hình thành ra sao.

1. Đỉnh đáy truyền thống

Có lẽ mức hỗ trợ kháng cự quan trọng nhất chính là những điểm giá ở đỉnhđáy của thị trường. Đây là những mức mà chúng ta có thể tìm thấy bằng cách phóng to hoặc thu nhỏ ở những khung thời gian lớn hơn, có thể là W1 hoặc thậm chí là MN. Đây là nơi chúng ta nhìn được thị trường một cách bao quát nhất. Bạn hãy xem đây là bước đầu tiên trong việc xác định kháng cự hỗ trợ và đó cũng chính là điều đầu tiên bạn cần làm khi phân tích bất cứ biểu đồ nào.hỗ trợ và kháng cự 1

2. Đỉnh đáy hoán đổi

Bạn có bao giờ nghe câu “Hỗ trợ cũ sẽ thành kháng cự mới kháng cự cũ sẽ thành hỗ trợ mới”?. Chúng ta nên đánh dấu lại những điểm này. Sau khi thị trường phá vỡ Breakout những cản đó, chúng ta có thể xem xét mức độ hồi giá về khu vực cản này, trong Forex còn gọi là giao dịch theo xu hướng hồi giá.
Các mức này có thể là điểm vào rất tốt cũng như là những vị trí giúp bạn xác định được mức Stop Loss cho phù hợp
Ví dụ, chúng ta nhìn ở hình ảnh bên dưới, có thể thấy một xu hướng giảm rõ ràng, sau đó giá vượt khỏi mức hỗ trợ rồi “đảo ngược” về tạo thành mức kháng cự.hỗ trợ và kháng cự 2

3. Hỗ trợ và kháng cự di động

Tiếp theo chúng ta nói đến các mức kháng cự và hỗ trợ di động: đường trung bình (Moving Average - MA). Đường MA di chuyển lên hoặc xuống chính là những gì mà thị trường đang muốn nói cho chúng ta biết.
Riêng tôi, tôi rất thích đường EMA 21 và 50. Đa phần tôi dùng EMA để giao dịch trên biểu đồ ngày D1. 2 đường MA này rất tốt để xác định xu hướng của thị trường và tạo điều kiện để chúng ta giao dịch theo xu hướng đó. Thông thường, thị trường sẽ có giá bật lại ở những đường MA. Bạn có thể theo dõi ở hình bên dưới đây.hỗ trợ và kháng cự 3

4. Cản 50%

Tôi thường nhìn vào các điểm xoay của thị trường tại mức cản 50% của Fibonacci. Đây là một cản đã được chứng minh theo thời gian. Bạn có thể nhìn thêm hình ở dưới đây để hiểu được cản 50% là gì.hỗ trợ và kháng cự 4

5. Cản sự kiện

Loại hỗ trợkháng cự cuối cùng mà tôi muốn đề cập tới là các khu vực cản có sự kiện. Các khu vực cản sự kiện là nơi mà thị trường diễn ra các sự kiện hành động giá lớn bất thường.
Trong hình bên dưới, bạn có thể thấy một sự biến động giá bất thường khi có một thanh nến đảo chiều giảm cực mạnh trên biểu đồ hàng tuần. Từ đó đã hình thành được những cản sự kiệnhỗ trợ và kháng cự 5

TAGS :


Bài Viết Ngẫu Nhiên