Relative Strength Index (RSI) dịch ra nghĩa là “Chỉ số sức mạnh tương đối” là một trong những Indicator rất phổ biến được sử dụng bởi các Traders. Như tên gọi của nó, RSI cung cấp một số thông tin về sức mạnh trong sự biến động của giá cả trên biểu đồ của bạn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu công dụng thực sự của RSI, cũng như hiểu được những thông tin mà RSI cung cấp và cách sử dụng nó cho hợp lý.
Thông số mặc định của RSI hầu hết ở các nền tảng giao dịch là 14 chu kỳ. Điều này mang ý nghĩa chỉ số RSI đánh giá 14 thanh nến gần đây nhất, hay nói cách khác là chu kỳ thời gian.
Chỉ số RSI so sánh giữa mức tăng trung bình và mức giảm trung bình trong 14 thanh nến. Đồng thời phân tích bao nhiêu nến tăng và bao nhiêu nên giảm cũng như phân tích kích thước của mỗi thanh nến.
Ví dụ, nếu tất cả 14 thanh nến đều là nến tăng thì chỉ số RSI sẽ có giá trị là 100 và nếu tất cả 14 thanh nến đều là nến giảm thì chỉ số RSI sẽ có giá trị là 0. RSI có giá trị 50 thì trong 14 thanh nến sẽ có 7 thanh nến tăng và 7 thanh nến giảm với kích thước tăng và giảm trung bình là bằng nhau. Càng nhiều nến tăng giá so với nến giảm, thì giá trị của chỉ số RSI càng cao.
Vùng được tô sáng màu trắng bao gồm 14 thanh nến được phân tích bằng Indicator. Bạn có thể nhìn thấy trong 14 thanh nến, có 13 thanh nến tăng và chỉ có 1 thanh nến giảm, giá trị của RSI trong trường hợp này là 85
Ở đây bao gồm 3 trường hợp để giúp chúng ta hiểu thêm về Indicator RSI và hình thức hoạt động của nó:
Như bạn có thể thấy, chỉ bằng việc phân tích 14 thanh nến, bạn đã có thể đoán chính xác được xu hướng bằng chỉ báo RSI.
Ý tưởng chung của Quá Bán và Quá Mua là khi chỉ báo RSI cho thấy giá trị cực cao hoặc cực thấp (Cao hơn 70 hoặc thấp hơn 30), đây là mức chỉ số được cho rằng giá đã đạt đến ngưỡng quá bán hoặc quá mua.
Nhưng có một sai lầm của hầu hết các Trader mắc phải mà chúng ta cần phải lưu ý, chỉ số RSI cao có nghĩa là nhiều nến tăng giá hơn nến giảm giá, mặc dù thị trường không thể liên tục là những thanh nến tăng, nhưng không có điều gì chứng minh rằng thị trường đảo chiều. Chúng ta không thể đơn giản chỉ dựa vào “Quá Bán” hoặc “Quá Mua” mà kết luận thị trường sẽ quay đầu!
Hãy xem một vài ví dụ ở dưới để có thể rút ra kinh nghiệm:Chúng ta đã tìm hiểu được rằng chỉ báo RSI dùng để xác định xu hướng giá đang giao động mạnh khi di chuyển tại giá trị cực đại. Và với kiến thức này, RSI có thể được sử dụng khi nói đến hỗ trợ và kháng cự hoặc Breakout. Ảnh chụp màn hình bên dưới hiển thị mức kháng cự mạnh được đánh dấu bằng màu đen, bây giờ hãy quan sát những gì đã xảy ra khi giá chạm vào các vùng cản này.
Bạn có thể thấy rằng, giá đã quay đầu trở lại ở mức cản rất nhiều lần. Trong lần đầu tiên, RSI cho thấy các giá trị là 63 và 57, đây có nghĩa là dù sức mạnh của đà tăng mạnh hơn rất nhiều so với đà giảm mặc dù phe mua không thể kiểm soát hoàn toàn. Mức kháng cự mạnh của thị trường thường không dễ dàng để có thể phá vỡ và cần phải đòi hỏi một xu hướng đủ mạnh mẽ để có thể vượt qua ngưỡng cản giá.
Vào lần thứ 2, giá đã quay trở lại mức cản này, chỉ báo RSI đang ở mức 71 cho thấy rằng xu hướng tăng khá mạnh, ngưỡng kháng cự lại được giữ vững. Mãi cho đến lần cuối cùng khi chỉ báo RSI cho thấy giá trị là 76 thì ngưỡng kháng cự mới bị phá vỡ và tăng lên đến mức 85.
RSI có thể là một công cụ hữu ích khi xác định sức mạnh của giá, và như tên gọi của nó, đó là những gì mà nó phải làm: Phân tích động lượng và mức giá mạnh yếu.Và, cuối cùng, một cách để sử dụng RSI để xác định điểm đảo chiều là tìm kiếm những hiện tượng phân kỳ hội tụ. Chúng ta sẽ tìm hiểu về nội dung này ở dưới đây.
Hãy thực hiện theo bằng những phương pháp hành động giá và chúng ta sẽ thấy sự phân kỳ hội tụ của RSI có thể là một cách tuyệt vời để hiểu rõ được sức mạnh của xu hướng.
Đầu tiên, bạn có thể thấy xu hướng giảm mạnh và được xác định rõ ràng bởi các đáy càng thấp dần và các đỉnh càng thấp dần. Chỉ báo RSI cho chúng ta thấy giá mỗi lúc một thấp hơn khi giảm từ 22 xuống 18, điều này có nghĩa là xu hướng giảm đang gia tăng.
Sau đó, mặc dù giá tạo thành các đáy mỗi lúc một thấp hơn, chúng ta cũng có thể thấy rằng giá không thể đẩy xuống thấp hơn nữa và chỉ vừa phá “nhẹ” đáy trước đó. RSI 38 xác nhận rằng đây là điểm cuối cùng của xu hướng và phe bán không còn mạnh mẽ nữa.
Khi hành động giá và Indicator thể hiện 2 xu hướng tín hiệu khác nhau, chúng ta gọi đây là hiện tượng phân kỳ hội tụ. Một hiện tượng phân kỳ hội tụ có thể giúp chúng ta hiểu được sức mạnh của xu hướng đã biến mất.
RSI là một công cụ rất hữu hiệu và bạn có thể dễ dàng đoán được ý nghĩa của RSI thông qua 14 thanh nến. Nếu bạn có thể hiểu được các động lượng sức mạnh của giá, bạn có thể đưa ra được những quyết định hiệu quả hơn và tránh những trường hợp phỏng đoán mang tính chất chủ quan.